Thêm bài hát vào playlist thành công
Thêm bài hát vào playlist thành công
Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại thành phố Hải Phòng và giữ chức Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Tháng 3 năm 2014, ông được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam luân chuyển về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và được chỉ định làm Phó Bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Năm 2014 ông được chuyển về sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.[2]
Tháng 12 năm 2015, tại đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương, ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Khi bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy mặc dù ông đạt số phiếu quá bán và là cán bộ do Trung ương luân chuyển, nhưng vẫn không được tính là trúng cứ, nên không tiếp tục giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã điều động ông trở lại Quốc hội và giữ chức cũ như trước là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIII.[3]
Ông cũng quan tâm đến cơ chế làm luật. Ngày 15 tháng 11 năm 2012,[4] ông đưa ra ý kiến về việc thành lập Hội đồng Lập pháp (thay mặt Quốc hội hoạt động quanh năm).Ông cũng là người đưa ra các kiến nghị sâu sắc về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Ông cho rằng, gốc rễ của kiểm soát quyền lực hiệu quả nằm ngay ở cơ chế phân công quyền lực, mà không cần thiết phải quá nhấn mạnh đến sự phối hợp. Phân công rành mạch cũng chính là phối hợp, chính là cơ sở để kiểm soát tốt quyền lực nhà nước và kiểm soát tốt quyền lực sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng lạm quyền.
Đặc biệt quan tâm đến chính sách trọng dụng nhân tài, ngay khi mới vào Quốc hội, tại kỳ họp đầu tiên, ông đã đề xuất ý kiến về việc ban hành Luật trọng dụng nhân tài[5], coi đó là "Chiếu cầu hiền" của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay. Ông cho rằng, tài nguyên vật chất nếu cứ khai thác mãi sẽ hết, còn nhân tài là "nguyên khí quốc gia", nếu càng khai thác, sẽ càng thực bồi; trọng dụng nhân tài luôn được coi là chính sách ưu tiên hàng đầu của phép trị quốc.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ông đã đề xuất việc thi tuyển chức danh đối với hàm Thứ trưởng trở xuống. Sau đó Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan đầu tiên thực hiện ý kiến này.
Sáng ngày 13 tháng 4 năm 2016, tại Hội nghị hiệp thương lần ba bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV tại Hà Nội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, có 5 trong số 62 thành viên ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không đồng ý giới thiệu ông Lê Thanh Vân ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 với lí do ông không được địa phương tín nhiệm. Cụ thể, tại Đại hội Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hải Dương vào tháng 10 năm 2015, mặc dù được Ban thường vụ tỉnh ủy khóa cũ giới thiệu nhưng ông đã không trúng cử vào Ban thường vụ tỉnh ủy Tỉnh ủy Hải Dương khóa mới. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến lên tiếng bảo vệ ông và cho rằng, việc ông không trúng vào Ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương khóa mới là một rủi ro chính trị ở một địa bàn phức tạp và bản thân ông là người có năng lực, trình độ, có nhiều đóng góp tích cực trong thời gian đi luân chuyển; và rằng ông cũng là người hoạt động tích cực trong Quốc hội khóa XIII.[6] Trước đó, từ tháng 3 năm 2014, ông Lê Thanh Vân được trung ương điều động làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, ông đã giữ chức này được 1 năm 7 tháng.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở tỉnh Cà Mau. Ông tiếp tục giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV.
Sáng sớm ngày 19/4/2017, ông là đại biểu Quốc hội đầu tiên lên tiếng trên facebook về vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chỉ sau đó ít phút, hàng loạt báo đã đăng ý kiến của ông. Trong ý kiến của mình, ông đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung sớm tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm. Cuộc đối thoại sau đó đã được tiến hành thành công vào ngày 22/4/2017.
Ông Lê Thanh Vân là một trong những người đưa ra ý tưởng chất vấn trực tiếp để làm rạch ròi từng vấn đề và trách nhiệm của các bên tại mỗi kỳ họp Quốc hội, cũng như việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo thuộc sự giám sát của Quốc hội. Ông cũng nổi tiếng với những câu chất vấn danh thép tại nghị trường và ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên chất vấn trước Quốc hội chiều ngày 17/11/2017 cũng thừa nhận phải đối mặt với "câu hỏi rất hóc búa" mà ông đặt ra.
Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2017, tại phiên thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Quốc hội khóa XIV, mặc dù ủng hộ phương án phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho mô hình này, nhưng ông cho rằng, tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo phương án "không tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mà thực hiện thiết chế trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Thủ tướng bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị" là vi hiến (theo điều 111 Hiến pháp Việt Nam 2013) và đề nghị Quốc hội trước hết phải tuân thủ Hiến pháp; nếu lựa chọn phương án theo Tờ trình của Chính phủ, cần phải sửa đổi Hiến pháp. Trong khi đó phần lớn đại biểu chọn phương án này.[7]
Ông cũng là người có nhiều ý kiến sâu sắc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, khi phát biểu tại các kỳ họp Quốc hội và trên các phương tiện truyền thông. Lo lắng về chất lượng cán bộ hiện nay, năm 2017, ông đã viết tâm thư gửi Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu quan điểm phân loại và tiêu chí từng nhóm cán bộ để trọng dụng nhân tài theo từng lĩnh vực, với phương châm "dụng nhân như dụng mộc".[8] Ngày 07/5/2017, trước giờ khai mạc Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương khóa XII, ông đã có bài "Cán bộ cấp chiến lược là ai?" đăng trên báo Dân trí nêu rõ 5 tiêu chuẩn của nhóm cán bộ này, được cư dân mạng đồng tình với hàng chục ngàn lượt chia sẻ (http://dantri.com.vn/xa-hoi/can-bo-cap-chien-luoc-la-ai-20180506233555879.htm). Quan điểm nhất quán của ông là, đối với chức danh bổ nhiệm phải thông qua thi tuyển để lựa chọn người tài; đối với những chức danh bầu cử, thì ứng viên được giới thiệu phải có cương lĩnh, chương trình hành động trình bày trước cơ quan có thẩm quyền bầu và coi đó là cam kết của nhân sự được lựa chọn; nếu sau khi được bầu mà người đó không thực hiện đúng cam kết phải từ chức hoặc bị bãi miễn. Ông coi việc lựa chọn cán bộ phải chú trọng vào thực chứng, lấy hiệu quả làm việc làm căn cứ, thay vì định tính tiêu chuẩn như hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đã có nhiều nội dung theo tinh thần này.
Chiều ngày 17 tháng 11 năm 2017, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ở hội trường Quốc hội Việt Nam, ông đã chất vấn về vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) bằng vốn nhà nước (gần 8.890 tỷ đồng[9]). Cụ thể, ông đã có ba câu hỏi trực diện, một là "Từ nhu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone sử dụng vốn nhà nước để mua AVG?", hai là "Giá trị chính xác trong vụ chuyển nhượng này là bao nhiêu?", ba là "Từ khi mua AVG về thì hoạt động ra sao, có tương xứng với số tiền bỏ ra mua không?". Tuy nhiên, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Trương Minh Tuấn đều tránh né giải trình và cho biết vấn đề đang được thanh tra và chờ kết quả thanh tra xong sẽ báo cáo sau.[10] Đến tháng 6/2018 vụ việc này mới được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận và kiến nghị xử lý kỷ luật các chức vụ có liên quan.
Tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XIV (tháng 6/2017), ông là người đầu tiên đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:
"Là Tham mưu trưởng cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hiểu như thế nào về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra trên toàn cầu? Việt Nam đang đứng ở đâu, có lợi thế gì và sẽ tranh thủ những gì trong cuộc cách mạng ấy? Bộ trưởng có nghĩ đến việc cần tham mưu cho Chính phủ một chiến lược phát triển đất nước trong cuộc cách mạng này không?"
Câu hỏi chất vấn của ông đã không được trả lời trực tiếp, thay vì tiếng cười của Bộ trưởng và một số đại biểu Quốc hội. Cho đến kỳ họp thứ tư sau đó, cụm từ "cách mạng công nghiệp lần thứ tư" bắt đầu trở thành câu cửa miệng của nhiều ý kiến phát biểu tại nghị trường.
Tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XIV, trước những vấn đề còn ý kiến khác nhau cả ở trong Quốc hội và bên ngoài xã hội đối với dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu), ông đã lên tiếng đề nghị xem xét thận trọng một số nội dung của dự thảo luật này. Lo lắng về những tác động của dự thảo luật, nếu được thông qua, sẽ tác động lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, ông đã gặp lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, được đồn đoán là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 4/6/2018 để kiến nghị dừng thời gian thông qua, để xem xét thận trọng nhiều vấn đề nhạy cảm, nếu cần thiết thì lấy ý kiến nhân dân. Vị lãnh đạo này đã lắng nghe và tiếp thu. Sau đó, vào buổi sáng 11/6/2016, Quốc hội đã thông qua đề nghị lùi thời gian xem xét đạo luật này.[11]
Ngày 13 tháng 6 năm 2018, tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, khi thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, ông cho rằng cần luật hóa vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[12]
Đề nghị có "tam công chiến pháp" làm đối sách với Trung Quốc và các giải pháp xây dựng đất nước phát triển
Trong phát biểu tại phiên họp chiều ngày 31/10/2019, ông đã tố cáo hành vi phạm pháp của Trung Quốc trên biển Đông và kiến nghị đối sách với Trung Quốc.
Ông phân tích, Trung Quốc đang có "tam chủng chiến pháp" bao gồm: tâm lý, truyền thông và pháp lý. Về tâm lý, Trung Quốc đã rao giảng cho các thế hệ người dân từ trước tới nay rằng biển Đông là của Trung Quốc. Về truyền thông, họ rêu rao hết các diễn đàn điều tương tự. Về pháp lý, Trung Quốc đang sửa lại, diễn đạt Luật biển quốc tế (UNCLOSS) theo ý chí của mình. Và trên thực địa họ đang tiến hành xâm lấn các quốc gia ven biển.
Vì vậy, ông cho rằng, Việt Nam cần có "tam công chiến pháp" để đối sách với Trung Quốc, đó là công luận, công khai và công pháp. "Về công luận, chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, củng cố hồ sơ chứng minh cho dư luận thế giới biết biển Đông là của Việt Nam. Về công khai, phải công khai hóa các hoạt đông phi pháp của Trung Quốc cho thế giới biết, trong nước biết. Công pháp là sử dụng tối đa công cụ pháp lý từ công ước quốc tế cho tới cơ sở pháp lý mà luật biển Việt Nam đã quy định. Về lâu dài, ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ để ngăn chặn sự lấn tới của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên biển Đông".
Cũng trong phần phát biểu của mình, ông cũng đưa ra một số đề xuất cho Quốc hội và Chính phủ. Cụ thể về thể chế tổ chức, ông đề nghị triển khai việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của hệ thống hành chính, đặc biệt là các bộ, ngành để tránh trùng lắp về chức năng, phân công mạch lạc và kiểm soát tốt, để bộ máy hành chính tinh thông, tinh nhuệ và thống nhất.
Về thể chế nhân sự, ông đề nghị Chính phủ triển khai sớm chủ trương của Đảng về tiến cử, trọng dụng nhân tài; tổng kết Nghị định 157/2007 về trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, nâng thành luật để trình QH xem xét, thông qua.
Về thể chế kinh tế, ông đề nghị Chính phủ nên tập trung vào ba nhóm vấn đề. Một là hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm năng lực của các thể nhân, pháp nhân trong việc bảo đảm tài sản, cơ chế bảo đảm thực hiện hợp đồng, gây dựng niềm tin, sự yên tâm của các nhà dầu tư để thu hút vào quá trình kinh tế - xã hội của đất nước. Hai là, sớm ban hành các văn bản quy định về năng lực của các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tiếp cận các nguồn vốn, huy động đầu tư cho công nghệ cao, ứng dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, từng bước thay thế các FDI để phát huy nội lực. Ba là, ban hành các chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ rủi ro phi lợi nhuận để sớm hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, phát triển nhanh.
Về hoàn thiện thể chế văn hóa, ông kiến nghị rà soát lại các quan hệ xã hội lâu nay từng điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức để điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật. "Tức là nâng cấp quan hệ đạo đức lên thành quan hệ pháp luật, có như vậy mới bảo vệ được giá trị cốt lõi về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa lịch sử của dân tộchttps://plo.vn/thoi-su/dbqh-le-thanh-van-bien-dong-can-tam-cong-chien-phap-867405.html.
Kiến nghị giám sát tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải
Ngày 8/5/2020, ngay sau khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao kết thúc phiên toà giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải với quyết định bác kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Thanh Vân đã trực tiếp trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để kiến nghị thực hiện giám sát tối cao đối với vụ án này. Lý do mà ông kiến nghị giám sát tối cao vì quyết định của phiên toà giám đốc thẩm là "chưa thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này" được ông viết trên dòng trạng thái của trang cá nhân trên Facebook.
Ngày 13/5/2020, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã chính thức gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị giám sát tối cao vụ án này https://nld.com.vn/phap-luat/dai-bieu-quoc-hoi-le-thanh-van-kien-nghi-giam-sat-vu-an-ho-duy-hai-20200513155649237.htm. Bằng văn bản này, ông là người đầu tiên lên tiếng trong vụ án Hồ Duy Hải. Tiếp theo sau là các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa đã gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước có cùng kiến nghị với đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.
Đến ngày 10 tháng 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý khởi tố, bắt tạm giam, xét nơi ở và nơi làm việc của ông Lê Thanh Vân. Đồng thời, đình chỉ mọi quyền hạn của ông liên quan đến chức vụ Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, lý do bắt giữ ông vẫn chưa được công bố.[26]