Lương Làm Thêm Của Sinh Viên

Lương Làm Thêm Của Sinh Viên

Trên thực tế có rất nhiều bạn sinh viên vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên cần công việc làm thêm để có thu nhập trả học phí, thuê nhà cũng như rất nhiều khoản chi phí khác nữa.

Trên thực tế có rất nhiều bạn sinh viên vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên cần công việc làm thêm để có thu nhập trả học phí, thuê nhà cũng như rất nhiều khoản chi phí khác nữa.

Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm nghề phục vụ

Công việc phục vụ cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, các quán ăn,… tương đối đơn giản, dễ làm và linh hoạt thời gian nên thường được các bạn sinh viên lựa chọn. Các bạn có thể chọn làm các ca part-time hoặc full-time tùy theo lịch học tập của mình. Thường thì mỗi ca sẽ kéo dài từ 4 – 8 tiếng.

Công việc phục vụ sẽ khiến bạn phải hoạt động liên tục cũng như tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Chính vì vậy cũng sẽ mang đến cho nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm về giao tiếp với xã hội. Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm nghề phục vụ dao động từ 2 – 5 triệu.

Cố gắng chọn công việc làm thêm liên quan đến ngành nghề đang học

Nếu có thể thì bạn hãy cố gắng chọn một công việc làm thêm gần với ngành học hoặc nghề nghiệp bạn theo đuổi. Việc này sẽ giúp bạn củng cố thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.

Những công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong CV xin việc sau này của bạn. Vừa ra trường mà đã có kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển sẽ là ưu điểm của bạn khi đi xin việc.

Ví dụ như nếu học trường Báo chí thì có thể xin làm cộng tác viên tại các tòa soạn báo. Học chuyên ngành Marketing, Kinh Tế có thể làm thêm ở các vị trí PG, bán hàng, truyền thông…

Những lưu ý cho sinh viên khi đi làm thêm

Hiện nay sinh viên đi làm thêm không còn là điều gì quá mới mẻ và xa lạ. Công việc làm thêm giúp các bạn tích lũy được kinh nghiệm, có thêm trải nghiệm về kỹ năng sống. Mặt khác còn giúp có thêm thu nhập để trang trải chi phí cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn sinh viên khi đi làm thêm cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Mức lương trung bình đối với việc dạy thêm

Công việc dạy thêm, gia sư lúc nào cũng được rất được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Bởi tính chất công việc không hề nặng nhọc lại liên quan đến những kiến thức mà các bạn đã biết. Do đó đây là một công việc làm thêm vô cùng phù hợp với các bạn sinh viên.

Các bạn có thể sắp xếp thời gian để dạy được nhiều buổi, nhiều lớp khác nhau để có thể gia tăng thêm thu nhập. Mỗi buổi gia sư tại nhà thường kéo dài 1,5-2 tiếng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc học trên lớp của các bạn.

Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi tính kiên trì và kỹ năng truyền tải cũng như phải đảm bảo đúng kiến thức. Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm nghề gia sư khoảng 2-3 triệu/tháng hoặc hơn tùy vào thời gian đi dạy của các bạn.

Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm

Năm học mới sắp bắt đầu, bên cạnh hoạt động học tập nhiều sinh viên cũng mong muốn tìm một công việc làm thêm vừa tăng thu nhập phụ bố mẹ, vừa để có thêm kỹ năng nghề nghiệp. Dưới đây là các gợi ý về những việc làm thêm cho sinh viên.

Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm hiện nay là bao nhiêu được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Bởi lương làm thêm có thể giúp các bạn sinh viên chi trả được chi phí cuộc sống khi học đại học. Cùng Mua Bán tìm hiểu mức lương trung bình của sinh viên làm thêm cũng như những lưu ý khi đi làm thêm nhé!

Cân đối thời gian giữa học và làm để đảm bảo sức khỏe

Tuy đây là lưu ý cuối cùng nhưng lại cực kỳ quan trọng đó là bạn cần cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời gian biểu giữa việc học và làm thêm sao cho thật hợp lý.

Nếu quá đam mê công việc làm thêm mà thiếu thời gian cho việc học sẽ khiến kết quả học tập kém đi. Nhiều khi có khả năng dẫn đến phải thi lại và tệ hơn nữa là nghỉ học. Nhiều bạn đến lớp nhưng ngủ gục vì quá mệt mỏi sau những giờ làm thêm. Chính vì vậy, cân đối thời gian để sức khỏe, sự tỉnh táo mới giúp các bạn hoàn thành được hai việc song song trong thời gian lâu dài.

Bài viết ở trên đã liệt kê một số công việc làm thêm khá phù hợp với các bạn sinh viên. Đây là những công việc tương đối dễ làm và giúp các bạn có thêm thu nhập. Hy vọng các bạn đã có thể nắm được mức lương trung bình của sinh viên làm thêm để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng quên đón đọc những bài viết khác trên Muaban.net nữa nhé!

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian, nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, và không quá 48 giờ mỗi tuần trong kỳ nghỉ.

Tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.

Góp ý về nội dung này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng nếu quy định như dự thảo Luật thì lực lượng học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động sẽ bị khống chế về thời gian làm việc, nội dung này chưa phù hợp với Bộ luật Lao động.

Mặt khác, trường hợp sinh viên xa nhà, thuộc gia đình có thu nhập thấp, bị hạn chế thời gian làm việc sẽ làm giảm thu nhập, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt và học tập.

Cùng với đó, Tổng Liên đoàn cũng đề nghị bổ sung quy định tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu giờ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Tổng Liên đoàn, khi thỏa thuận về vấn đề tiền lương, người lao động là học sinh, sinh viên ở vị trí yếu thế trong quan hệ việc làm. Vì vậy cần giới hạn sàn tối thiểu về mức lương, để tránh việc người sử dụng lao động đưa ra đơn giá tiền lương quá thấp, không tương xứng với sức lao động của người lao động bỏ ra khi thực hiện công việc.

Hơn nữa, việc áp dụng sàn lương tối thiểu giờ theo quy định của pháp luật đang áp dụng trong quan hệ lao động sẽ đảm bảo học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian được bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Đối với quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian, Tổng Liên đoàn cho rằng nội dung này cần nghiên cứu vì chưa phù hợp.

Lý do trách nhiệm quản lý lao động là của cơ quan quản lý nhà nước (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt giáo dục.

Liên quan đến quy định giờ làm thêm của học sinh, sinh viên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất chỉ nên quy định số giờ làm việc tối đa bằng 48 giờ trong mỗi tuần, và tùy theo sự thỏa thuận của sinh viên với doanh nghiệp mà họ được chọn.

Đồng thời, nên quy định tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện. Tuy nhiên, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật.

Lý giải cho đề xuất trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết học sinh, sinh viên đã đủ tuổi lao động theo luật định, có thể tự quyết định công việc giờ giấc cho bản thân, 20 giờ trong 1 tuần là quá ít so với giờ lao động chuẩn.

Với những người đã đi làm toàn thời gian sau đó theo học để bổ sung bằng cấp, ví dụ học nghề, học cao học,…, thì sẽ không thể giới hạn thời gian làm việc của họ.

Quy định này cũng không phù hợp với đối tượng là thực tập sinh của các trường nghề khi thực tập tại doanh nghiệp, bởi đối với các sinh viên trường nghề thì việc thực tập tay nghề là vô cùng quan trọng để nâng cao tay nghề, chuẩn bị tốt cho việc làm sau khi ra trường.

Mặt khác, hiện nay, nhiều doanh nghiệp có chương trình trải nghiệm thực tế cho sinh viên, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chưa tốt nghiệp có cơ hội học hỏi thực tiễn.

Do vậy, hiệp hội này cho rằng nếu thắt chặt quá về thời gian trải nghiệm của sinh viên sẽ khiến cho sinh viên mất đi cơ hội trải nghiệm và thực hành.

Khi học sinh, sinh viên đã làm việc đủ 48 tiếng trong 1 tuần thì tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.

Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật để đảm bảo đúng quyền lợi cho người lao động.