Chương trình Shark Tank là một chương trình truyền hình nổi tiếng mà bạn có thể đã nghe qua hoặc đọc trên báo. Trong chương trình này, các startup đến để giới thiệu ý tưởng kinh doanh của mình cho các “cá mập” giàu có, những người đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
Chương trình Shark Tank là một chương trình truyền hình nổi tiếng mà bạn có thể đã nghe qua hoặc đọc trên báo. Trong chương trình này, các startup đến để giới thiệu ý tưởng kinh doanh của mình cho các “cá mập” giàu có, những người đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
Shark Tank Việt Nam là một chương trình truyền hình thực tế kinh doanh được phát sóng trên VTV từ năm 2017. Chương trình có sự tham gia của những nhà đầu tư giàu có, gọi là “cá mập” và những người khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh mới, gọi là “startup gọi vốn”.
Điểm đặc sắc của Shark Tank Việt Nam là những câu chuyện về những doanh nhân trẻ, những ý tưởng kinh doanh mới mẻ và cách các “cá mập” đưa ra quyết định đầu tư. Chương trình đã giúp nhiều doanh nhân trẻ tìm được cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Shark Tank Việt Nam còn thu hút người xem bởi việc giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới và độc đáo, cùng với những câu chuyện thú vị về quá trình khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ. Chương trình cũng mang đến những kiến thức, kinh nghiệm và cách tiếp cận kinh doanh từ các “cá mập” thành công.
Ý tưởng “TỐT” phải hội tụ tính khả thi và tiềm năng phát triển
Người khởi nghiệp tham gia Shark Tank đều có mong muốn tìm kiếm đầu tư và sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Vì vậy, ý tưởng của họ cần phải hội tụ các yếu tố quan trọng như tính khả thi và tiềm năng phát triển để thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư trên Shark Tank đều là những người đã có kinh nghiệm và hiểu rõ về thị trường, về các sản phẩm và dịch vụ. Họ không chỉ đầu tư để kiếm lợi nhuận mà còn để hỗ trợ và giúp đỡ các nhà khởi nghiệp phát triển ý tưởng của mình. Vì vậy, ý tưởng của người khởi nghiệp cần phải được đánh giá là có tính khả thi để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể được thị trường ủng hộ và tiếp cận được với khách hàng. Nếu ý tưởng của người khởi nghiệp không khả thi, thì sẽ rất khó để thu hút được đầu tư.
Ngoài ra, ý tưởng của nhà khởi nghiệp cần có tiềm năng phát triển mới thu hút được “cá mập” trong Shark Tank lựa chọn đầu tư. Bởi dự án có tiềm năng lớn có thể tăng trưởng nhanh chóng, mang lại lợi nhuận “khủng” trong tương lai và có khả năng tạo ra sự thay đổi trong thị trường.
Thêm vào đó, các ý tưởng mới thường có tính đột phá và khác biệt so với những sản phẩm hiện có trên thị trường, điều này có thể giúp các sản phẩm đó tạo ra sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng. Thành công của các ý tưởng mới cũng phụ thuộc vào khả năng quản lý và thực hiện của các nhà sáng lập. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các ý tưởng mới có đội ngũ quản lý có tài năng và kinh nghiệm để phát triển sản phẩm và đưa ra thị trường.
Kiến thức cần song hành với kỹ năng
Nếu chỉ dựa vào những lý thuyết trên giấy mà không có kỹ năng đàm phán tốt, việc đề xuất những dự án kinh doanh hấp dẫn với nhà đầu tư có thể gặp khó khăn. Rất nhiều doanh nghiệp đã thiếu sót kỹ năng này trên chương trình Shark Tank.
Tham gia Shark Tank đòi hỏi nhà khởi nghiệp phải thuyết phục các nhà đầu tư về ý tưởng kinh doanh của mình để họ sẵn sàng đầu tư. Để làm được điều này, nhà khởi nghiệp cần phải có kiến thức và kỹ năng đàm phán để thương lượng điều kiện hợp đồng tốt nhất cho cả hai bên.
Nếu nhà khởi nghiệp không có kỹ năng đàm phán tốt, họ có thể bị đối tác đầu tư chi phối trong việc lựa chọn chiến lược và quản trị doanh nghiệp, hoặc điều kiện hợp đồng không được tốt nhất. Tuy nhiên, nếu nhà khởi nghiệp có kỹ năng đàm phán tốt, họ sẽ có cơ hội thương lượng được điều kiện tốt hơn, giúp kinh doanh của họ phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công thì kiến thức và kỹ năng đàm phán là 2 yếu tố song hành, không thể thiếu trên hành trình này.
“Khéo ăn khéo nói” tăng tỷ lệ chinh phục “cá mập” thành công
Ấn tượng 10 giây đầu tiên là cực kỳ quan trọng trong một pitching, chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của buổi pitching đó. Bạn không nên tập trung chỉ vào việc trình bày trước các nhà đầu tư, mà cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để trình bày cho bất kỳ ai về dự án của mình. Bởi bạn không thể dự đoán được khi nào bạn sẽ có cơ hội kết nối với một khách hàng tiềm năng hoặc một người có sức ảnh hưởng đến dự án kinh doanh của bạn.
Nếu bạn có khả năng kể một câu chuyện công ty của mình một cách hấp dẫn, đó sẽ là một công cụ vô cùng hiệu quả giúp bạn thuyết phục các nhà đầu tư cho dự án của mình. Câu chuyện hay luôn là một loại vũ khí mạnh mẽ để bạn có thể thuyết phục người khác.
Ngoài ra, để có một bài thuyết trình hoàn hảo, có sức hút và tính thuyết phục cao, bạn hãy tham khảo các bài pitching trong chương trình Shark Tank để rút ra kinh nghiệm sát thực tế nhất.
Biết người biết ta ắt “trăm trận, trăm thắng”
“Biết địch và biết mình, trăm trận trăm thắng; không biết địch chỉ biết mình, một thắng một thua; không biết địch cũng không biết mình, đánh đâu thua đó” là những người hiểu rõ cả bản thân và đối thủ, và có khả năng đánh giá đúng đối thủ và tình huống, sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. Trong đầu tư, kinh doanh, những người hiểu rõ thị trường, khách hàng, đối thủ và chính mình sẽ dễ dàng tìm ra cách để cạnh tranh và chiến thắng. Do đó, người biết được nhiều nhất trong kinh doanh chính là người chiến thắng.
Tương tư, những nhà khởi nghiệp tham gia Shark Tank cần “biết người biết ta” để có thể tìm được những nhà đầu tư phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. Việc tìm được nhà đầu tư phù hợp không chỉ giúp họ có được nguồn vốn đầu tư mà còn giúp họ có được sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia trong ngành.
Bên cạnh đó, việc có mối quan hệ tốt với những nhà đầu tư còn giúp cho các nhà khởi nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng và thị trường mới. Do đó, việc “biết người biết ta” là cực kỳ quan trọng đối với các nhà khởi nghiệp tham gia Shark Tank.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu Shark Tank là gì và mang lại nhiều bài học kinh doanh thú vị cho bạn. Hãy luôn “khắc cốt ghi tâm” bốn bài học này trong hành trình khởi nghiệp của bạn nhé.
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
VỠ NỢ CÔNG và những điều bạn nên biết !!!
Nhiều người liên tưởng việc một quốc gia vỡ nợ giống như một cá nhân hay doanh nghiệp vỡ nợ, theo kiểu sẽ bị các chủ nợ bán đấu giá tài sản cho các nước khác để chia nhau theo tỷ lệ nợ chiếm hữu, nhưng như vậy thì quốc gia đó sẽ tồn tại thế nào trên bản đồ thế giới.
Theo số liệu thống kê, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã vỡ nợ không chỉ một lần theo nhiều kiểu khác nhau, được chính thức tuyên bố hay âm thầm giải quyết bằng quyền lực nhà nước thông qua các công cụ tài chính, do đó những hiểu biết về nó vẫn chưa phải là điều dễ hiểu kể cả chính công dân trong những quốc gia đó được biết.
Lịch sử những vụ vỡ nợ nổi tiếng
Vụ vỡ nợ lớn đầu tiên xảy ra tại Tây Ban Nha vào năm 1557, dưới thời vua Philip II sau khi quốc gia này đã trải qua không dưới 4 lần vỡ nợ trước đó do chi phí quân sự tăng cao và sự giảm giá của vàng. Sau đó, Tây Ban Nha tiếp tục vỡ nợ 15 lần nữa trong khoảng thời gian 1557-1939.
Tính từ năm 1800 đến nay, khu vực Nam Mỹ là nơi có các quốc gia vỡ nợ nhiều lần nhất. Theo thống kê của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff, Ecuador và Venezuela là hai quốc gia vỡ nợ nhiều nhất kể từ năm 1800 với 10 lần. Xếp thứ hai là bốn quốc gia Brazil, Costa Rica, Chile và Uruguay với 9 lần vỡ nợ.
Mới đây nhất, vẫn là Argentina khi quốc gia Nam Mỹ đã lâm vào vỡ nợ do không thanh toán khoản nợ 1,33 tỷ USD cho 2 quỹ đầu tư của Mỹ khi hạn thanh toán đã trôi qua. Đây là lần vỡ nợ lần thứ 2 của Argentina trong vòng 13 năm và hiện nay là Hy Lạp đang trong vòng khủng hoảng nợ công
Điều gì sẽ xảy ra sau khi một quốc gia vỡ nợ?
Cho tới nay vẫn chưa có luật quốc tế hoặc tòa án quốc tế quy định các trường hợp quốc gia vỡ nợ. Điều này cũng giúp giải thích tại sao các trường hợp vỡ nợ lại rất đa dạng. Khác với doanh nghiệp hoặc cá nhân khi vỡ nợ phải rời khỏi ngành kinh doanh và tuyên bố phá sản, được bảo hộ phá sản theo quy định của pháp luật, một quốc gia khi vỡ nợ phải đối mặt với nhiều lựa chọn tùy khác nhau theo tình hình thực tế của mỗi quốc gia. Trong khoảng thời gian này, các quốc gia đã từng tuyên bố phá sản thường thực hiện một số hình thức như sau:
- Một quốc gia khi vỡ nợ không đồng nghĩa với việc đã mất đi tất cả do vẫn sở hữu và có thể bán lấy tiền trả nợ hoặc cho thuê thu tiền một lần với thời gian dài những tài sản quốc gia có giá trị lớn như quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai … đây là biện pháp trước mắt, hiệu quả nhất thường đã được tính đến trước khi tuyên bố phá sản;
- Tái cấu trúc nợ: Xu hướng tái cấu trúc nợ trở nên phổ biến đó là việc quốc gia vỡ nợ sẽ đổi những khoản nợ cũ không trả được bằng những khoản nợ mới (đảo nợ), nhằm giảm giá trị các khoản nợ và có thêm thời hạn để chi trả hoặc thỏa thuẩn chuyển các khoản đang bị nợ chưa đòi được cho các chủ nợ (gán nợ), tất nhiên là theo một giá mà chủ nợ được chấp nhận;
- Hạ giá đồng nội tệ, thả nổi tỷ giá thanh toán quốc tế là giải pháp phổ biến để giảm bớt áp lực nợ, trong trường hợp một quốc gia chủ động hạ giá đồng nội tệ để trả nợ dễ dàng hơn, việc định giá tiền tệ thấp hơn cũng sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu và ngành sản xuất trong nước, qua đó giúp tái phục hồi nền kinh tế;
- Đơn phương điều chỉnh giảm lãi suất trái phiếu chính phủ so với mức cam kết ban đầu hoặc kéo dài thời hạn thanh toán hoặc thậm chí tuyên bố không chi trả được khoản nợ trái phiếu nước ngoài ví dụ như vụ vỡ nợ năm 2001, Argentina đã từng từ chối thanh toán nợ quốc tế lên tới 105 tỷ USD;
- Thỏa thuận với chủ nợ không chi trả theo mệnh giá mà theo một tỷ lệ tối đa có thể và hoặc chấp nhận trở thành con nợ của các quỹ phi chính phủ (còn gọi là quỹ kền kền) khi mua lại các khoản nợ với giá rẻ mạt và dự kiến sẽ phải đối phó với các vụ kiện quốc tế đòi nợ trong tương lai.
- Biện pháp "thắt lưng buộc bụng", việc này có tính hai mặt khi giảm được chi tiêu công nhưng trong khi nền kinh tế nội địa đang phụ thuộc vào chi tiêu công thì hạn chế chi tiêu công lại là một vòng luẩn quẩn kéo nền kinh tế chậm phát triển và thu nhập người dân ngày càng thấp và giá cả trượt dốc không phanh, tệ hơn là phải tính toán để cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác.
- Hiệp thương với các nước chủ nợ ép phải "cải cách hành chính", bị can thiệp vào một số vấn đề điều hành nội bộ đất nước (mất độc lập tạm thời) để nhận được những gói cứu trợ, gia hạn nợ có điều kiện và đối phó với làn sóng phản đối trong nước do các chính sách này sẽ ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống người dân.
- Ép chủ nợ cho vay thêm kèm theo những điều khoản có lợi từ các thỏa thuận kinh tế khác (bia kèm lạc) như lãi suất cao, ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực đang hạn hạn chế … miễn là bên cho vay cảm thấy có lợi, chấp nhận được và hoặc cho vay thêm để có cơ hội thu lại khoản nợ cũ cũng là một cách phổ biến trong tín dụng tại các nước phát triển.
- Chuẩn bị đối phó với làn sóng rút tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng và thị trường ngoại tệ tăng đến chóng mặt, mất khả năng kiểm soát tỷ giá hối đoái ngoại tệ và vàng do người dân lo lắng về sự mất giá của đồng tiền nội tệ theo một số hình thức cơ bản như quy định chi trả theo tỷ lệ nhất định hoặc tạm thời đóng cửa ngân hàng, kiểm soát chặt thị trường mua bán ngoại tệ, vàng trong nước.
Do đặc thù pháp luật và điều kiện kinh tế của các quốc gia khác nhau nên việc dự đoán khả năng vỡ nợ là điều khó khăn, ngay cả khi mọi thứ được nhận định là rất ảm đạm đối với một quốc gia.
Ví dụ như, các chuyên gia phân tích đã từng cảnh báo về nợ công của Nhật Bản trong vòng ít nhất 12 năm, nhưng nền kinh tế này vẫn đứng vững với nợ công tương đương 230% GDP, bất chấp giảm phát kéo dài hơn 1 thập kỷ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã vỡ nợ khi tỷ lệ nợ công chưa tới 60% GDP.
Vì vậy, việc dự báo vỡ nợ thường không dễ dàng. Nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do Andrea Pescatori, Damiano Sandri và John Simon thực hiện với đề tài: "Debt and Growth: Is There a Magic Threshold?" đã chỉ ra rằng: không tồn tại ngưỡng an toàn của nợ công.
"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về một ngưỡng nợ công đặc biệt mà vượt qua ngưỡng đó, triển vọng tăng trưởng trong trung hạn bị tổn hại một cách đáng kể", 3 nhà nghiên cứu của IMF khẳng định.
Nghiên cứu này đã bác bỏ kết luận trước đó về ngưỡng nợ công 90% GDP của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff khi cho rằng, tỷ lệ nợ công/GDP của một quốc gia vượt quá 90%, GDP của quốc gia đó sẽ giảm 0,1% và ngược lại, nếu tỉ lệ này dưới 90% thì tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 3%-4%.
NỢ CÔNG THEO LUẬT SỐ 20/2017/QH14
Ngày 23/11/2017 Quốc Hội thông qua Luật số: 20/2017/QH14 về Quản lý Nợ công, Luật được thông qua gồm 10 chương với 63 điều, quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Nợ công quy định tại Điều 4 bao gồm:
- Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
- Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
- Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
- Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
- Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
- Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
- Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2018
Ngô Gia Cường - Tổng hợp và phân tích