Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC, Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Hải quan) là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan. Cục có chức năng hỗ trợ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc quản lý nhà nước về hải quan và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan trên địa bàn quản lý. Nhiệm vụ của Cục Hải quan bao gồm thực hiện và giám sát các quy định pháp luật về hải quan nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cục Hải quan có tư cách pháp nhân độc lập, sử dụng con dấu riêng và có quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực thi và triển khai các quy định pháp luật về hải quan: Cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và thực hiện các quy định của nhà nước liên quan đến thủ tục hải quan, giám sát và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, cũng như phương tiện vận tải tại các cửa khẩu và các địa điểm khác theo quy định.
Hướng dẫn và giám sát các đơn vị cấp dưới: Cục Hải quan chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các Chi cục Hải quan và các Đội Kiểm soát hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thanh tra, kiểm tra: Cục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động tuân thủ chính sách và pháp luật về hải quan.
Xử lý vi phạm hành chính: Cục Hải quan có thẩm quyền xử lý các vụ việc vi phạm, buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép, đồng thời giải quyết các khiếu nại và tố cáo theo đúng quy định pháp luật.
Đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật: Cục có nhiệm vụ kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các vấn đề vượt quá thẩm quyền, đồng thời báo cáo với Tổng cục Hải quan về các vướng mắc phát sinh.
Ứng dụng khoa học công nghệ: Cục triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại vào hoạt động của mình.
Phối hợp với các cơ quan khác: Cục hợp tác với các đơn vị liên quan trên địa bàn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuyên truyền và hướng dẫn: Cục tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan cho các cá nhân và tổ chức trong khu vực quản lý.
Giải thích và hướng dẫn: Cục giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các vấn đề trong phạm vi quản lý của mình.
Hợp tác quốc tế: Cục tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục Hải quan.
Báo cáo và đánh giá: Cục tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.
Quản lý nhân sự và tài chính: Cục Hải quan quản lý nhân sự, hồ sơ, tài liệu, trang bị kỹ thuật và kinh phí theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ khác: Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao phó.
Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Đây vừa là trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Chỉ có thể mới bảo đảm chất lượng công tác phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước.
Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý. Qua đó cũng xác định chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên trên vai trò lãnh đạo cơ quan, đơn vị, có thể thấy:
Cục trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào chức danh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn và quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Từ đó xác định cho trách nhiệm, quyền hạn cũng như tính chất công việc của Cục trưởng.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong thẩm quyền quản lý. Vai trò của Cục trưởng là người đứng đầu, nên phải thực hiện điều hành, tổ chức công việc chung. Cũng như phân chia, bố trí thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị. Do đó nhiệm vụ này thể hiện trong hiệu quả làm việc của Cục.
– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật; Cục là đơn vị cấp trên trực tiếp của các Chi cục. Do đó phải thực hiện quản lý, giám sát, phân chia nhiệm vụ cho các chi cục. Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung ở các Chi cục. Đó mới là hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong tính chất lãnh đạo.
Ngoài ra cũng được xác định trong các công việc cụ thể của từng lĩnh vực. Trên đây chỉ là xác định chung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, thực hiện hoạt động lãnh đạo. Phải chịu trách nhiệm trước Bộ là đơn vị quản lý cấp trên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực quản lý mà xác định được trách nhiệm của Tổng cục trưởng. Trong đó, phải đảm bảo tính chất quản lý, điều hành công việc trong đơn vị quản lý. Cũng như phân công nhiệm vụ để phối hợp tốt trong hoạt động của các Cục.
Một Tổng cục chỉ có một Tổng cục trưởng. Đây là chức danh cao nhất, cũng có nhiều quyền hạn nhất trong Tổng cục. Ngoài ra cũng thực hiện quản lý các cục, các chi cục một cách gián tiếp.
Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Tổng cục trưởng trình Bộ quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục. Để xác định các công việc, định hướng chiến lược trong hoạt động của đơn vị. Các tham mưu giúp đảm bảo hiệu quả chuyên môn, cũng như dựa trên năng lực của người đứng đầu một Tổng cục.
Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. Đây là công việc quản lý, giám sát cũng như phân công cụ thể công việc trong phạm vi quản lý. Cũng như điều hành các công việc ở đơn vị cấp dưới là các Cục. Để đảm bảo mang đến hiệu quả công việc chung trong nhiệm vụ của tổng cục.
Ngoài ra, tùy thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng cũng được xác định. Mang đến các cụ thể hóa trong quyền hạn và nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.
Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là đơn vị thực hiện công việc chuyên môn của Cục.
Chi cục trưởng Chi cục là người đứng đầu Chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành công việc chuyên môn. chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các chi cục được tổ chức hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi cục trưởng cũng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thẩm quyền được trao. Trong đó, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quyền hạn, nhiệm vụ được xác định đặc thù. Tuy nhiên có thể nhìn nhận chung nhất các quyền hạn, tránh nhiệm như sau:
– Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
– Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.
– Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mang đến hiệu quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung. Cũng như thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng hiệu quả và tác động to lớn trong hoạt động quản lý.
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó có được các nhìn nhận vi mô, vĩ mô để đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động hiệu quả.
– Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, Cục, Tổng cục. Từ đó xác định các trách nhiệm, tư tưởng và hoạt động công việc chuyên môn.
– Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác. Hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.
– Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước. Có tầm nhìn xa, mang đến hiệu quả và tác động lớn trong công việc quản lý, lãnh đạo.
Đảm bảo trình độ về năng lực, bên cạnh các tiêu chuẩn đặt ra cho chức danh lãnh đạo. Bao gồm:
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Các trình độ, chứng chỉ khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
(PLO)- Cựu Cục phó Cục Quản lý XNC (A08), Bộ Công an Trần Văn Dự thừa nhận biết cấp dưới cầm hơn 27 tỉ đồng của doanh nghiệp để tổ chức "chuyến bay giải cứu" nhưng vẫn nhận và chia nhau "hài hòa".
Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo Trần Văn Dự (cựu Cục phó Cục Quản lý XNC, Bộ Công an) bị đưa ra xét xử với cáo buộc đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn nhận hối lộ 7,6 tỉ đồng từ các doanh nghiệp.
Theo đó, Cục Quản lý XNC được Bộ Công an giao nhiệm vụ tiếp nhận xem xét, đề xuất cho ý kiến việc phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch Covid - 19 bùng phát. Bị cáo Vũ Sỹ Cường, cán bộ Phòng Tham mưu, được phân công nghiên cứu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình Vũ Anh Tuấn (Phó Trưởng phòng Tham mưu) ký nháy trình Trần Văn Dự.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Sau đó, ông Dự sẽ ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao để cấp phép chuyến bay cho doanh nghiệp. Trần Văn Dự còn duyệt ký giấy miễn thị thực cho một số khách về nước.
Tại Cục Quản lý XNC, nhóm ba bị cáo Dự, Cường, Tuấn đã nhận hơn 27 tỉ đồng hối lộ. Ngoài ra, hai bị cáo cấp dưới của ông Dự còn nhận tiền riêng tổng cộng hơn 7 tỉ đồng và 40.000 USD.
Cơ quan công tố xác định Trần Văn Dự phải chịu trách nhiệm về 7,6 tỉ đồng, Vũ Sỹ Cường phải chịu trách nhiệm về 9,3 tỉ đồng, Vũ Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm về 27,3 tỉ đồng.
Khi được hỏi về việc yêu cầu cấp dưới trả lại tiền, bị cáo Dự khai: ''Khi nghe tin bên ngoài là Cục XNC cũng cầm tiền thì tôi đã chỉ đạo nhân viên trả lại tiền cho doanh nghiệp''.
''Khi đó CQĐT chưa vào cuộc, vụ án chưa bị khởi tố, lúc đó là cuối tháng 12-2021, đầu tháng 1-2022, tôi bức xúc quá nên yêu cầu hai anh (Vũ Sỹ Cường, Vũ Anh Tuấn – PV) trả lại tiền'' – Trần Văn Dự nói thêm.
Tuy nhiên, việc nhận tiền qua trung gian là một nhân viên của Công ty Vitrato, mà anh này đi công tác, nên bị cáo Dự khai tiếp là đã chỉ đạo ''trả cho ai cũng được miễn bên công ty xác nhận đã trả là được''.
Cựu Cục phó Cục Quản lý XNC, Bộ Công an Trần Văn Dự. Ảnh: CTV
Trước đó, bị cáo Dự thừa nhận có được bị cáo Vũ Anh Tuấn báo cáo về số tiền hơn 7 tỉ đồng nhận của doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Sau đó, cựu Cục phó đã chỉ đạo chia tiền. ''Tuấn nói đó là tiền cảm ơn, hỏi tôi xử lý sao cho hài hòa. Tôi và Tuấn nhận bằng nhau, còn Cường ít hơn'' – ông Dự nói.
Bị cáo Vũ Anh Tuấn cũng khai thống nhất với bị cáo Dự, công nhận bị cáo Dự có sự chỉ đạo. ''Chúng tôi nhận qua trung gian nhưng do nhân viên đi công tác, bằng mọi giá tôi xin được số điện thoại của doanh nghiệp rồi trả lại. Khi trả tiền thì bị cáo Cường không đi cùng chứng kiến. Sau khi doanh nghiệp đã nhận lại tiền, sáng hôm sau tôi báo cáo anh Dự ngay''.
CQĐT xác định vào tháng 1-2022, bị cáo Vũ Anh Tuấn đã liên hệ và trả lại toàn bộ số tiền hơn 2,7 tỉ đồng trong trường hợp Công ty Vitrato đưa tiền để xin cấp phép chuyến bay cho Công ty Sora.
Trong những ngày xét xử trước đó, trả lời HĐXX, ông Trần Văn Dự đã nói lời đau xót: "Bị cáo về hưu từ tháng 3-2022. Trong 37 năm trong ngành công an thì 35 năm bị cáo “rất sạch”, thời gian còn lại đã bị “vấy bẩn”.
Đến nay, bị cáo Dự và gia đình đã khắc phục 100% số tiền nhận hối lộ.
Hải quan đóng vai trò không thể thiếu trong việc kiểm soát và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Trong hệ thống hải quan, Cục hải quan là cơ quan quản lý trực tiếp, thực thi chính sách và pháp luật về xuất nhập khẩu. Vậy hải quan là gì và Cục hải quan là gì? Có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Cùng ALS làm rõ những khái niệm và các vấn đề liên quan ngay sau đây!
Hải quan là cơ quan nhà nước có chức năng quản lý việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, biên giới của một quốc gia. Các hoạt động của hải quan nhằm đảm bảo rằng hàng hóa nhập vào hoặc xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia đều tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời góp phần thúc đẩy thương mại và bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia. Cụ thể, hải quan thực hiện các thủ tục kiểm tra, giám sát và thông quan hàng hóa.
Nhiệm vụ của hải quan không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra và giám sát hàng hóa, mà còn bao gồm cả việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia,và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Hải quan cũng chịu trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế về thương mại và hải quan, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.