Nhỏ gọn,phong cách cao hơn, có thêm bàn đạp, đi khỏe hơn là những điểm cải tiến đáng chú ý trên mẫu xe điện YADEA X-bull 2024 mới này.
Nhỏ gọn,phong cách cao hơn, có thêm bàn đạp, đi khỏe hơn là những điểm cải tiến đáng chú ý trên mẫu xe điện YADEA X-bull 2024 mới này.
Xe đạp trợ lực điện bánh to thường có kích thước lốp xe rộng, từ khoảng 4 inch trở lên. Kích thước bánh xe dao động trong khoảng 26 – 29 inch. Thiết kế xe đi theo phong cách mạnh mẽ, năng động, phù hợp với mục đích leo núi, đua xe,…
Điểm cộng đầu tiên của xe đạp trợ lực điện bánh to đó là lốp xe to và xe có kích thước lớn, khiến cho tổng thể chiếc xe trông khỏe khoắn, thể thao và năng động hơn.
Tốc độ di chuyển của xe đạp bánh to cũng nhanh hơn, khi điều khiển phương tiện bạn cũng không cần bỏ ra nhiều sức như lúc di chuyển với xe bánh nhỏ.
Ngoài ra, khả năng ma sát tốt của bánh to cũng là ưu điểm khiến dòng xe này thường được lựa chọn làm xe đạp đua và xe địa hình.
Ngoài những ưu điểm kể trên, xe đạp trợ lực điện bánh to còn tồn tại một vài nhược điểm như:
Xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ có kích thước lốp xe khá nhỏ, chỉ khoảng 1 – 1,5 inch cùng với bánh xe có đường kính từ 14 đến 16 inch. Dòng xe này thường thấy ở những chiếc xe đạp trợ lực điện của trẻ em, xe điện gập, xe điện City, xe đạp đường phố hay một số loại xe đạp leo núi mini. Trước khi kết luận nên mua xe đạp trợ lực điện bánh to hay bánh nhỏ, hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của dòng xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ nhé!
Điều đầu tiên khiến dòng xe này khá phổ biến đó là phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Từ người già đến trẻ nhỏ, bố mẹ, con cái hay ông bà đều có thể sử dụng chung một loại xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ. Bạn chỉ cần làm vài thao tác đơn giản để điều chỉnh độ cao của yên xe là đã có thể phù hợp với cả gia đình.
Xe thường có thiết kế tương đối nhỏ gọn & linh hoạt nên có thể di chuyển trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Bánh xe nhỏ rất tiện lợi cho việc gấp gọn để cất hoặc đem đi du lịch, dã ngoại nhiều nơi.
Đây là dòng xe đạp trợ lực điện mới, được sản xuất với nhiều công nghệ hiện đại cùng độ chịu tải lớn. Xe cũng được trang bị bộ chuyển động chất lượng để đáp ứng nhu cầu di chuyển đa dạng của người dùng.
Điểm bất lợi của xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ đó là khó di chuyển trên những con đường gồ ghề, nhiều ổ gà và sỏi đá.
Do kích thước bánh xe khá nhỏ nên người điều khiển sẽ cần đạp nhiều vòng xe hơn, tốn nhiều sức lực và đôi khi đi chậm hơn xe đạp trợ lực điện bánh to.
Ngoài ra, phần lốp xe có kích thước nhỏ cũng không tiện để di chuyển trên các cung đường ướt, dễ trơn trượt hay đi đường trời mưa. Xe có độ bám đường kém hơn so với xe bánh to.
Vậy nên mua xe đạp trợ lực điện bánh to hay bánh nhỏ? Dựa vào những đặc điểm ở trên, hẳn rằng bạn cũng đã có sự lựa chọn của riêng mình. Bên cạnh đó, để có thể chọn được xe đạp trợ lực điện bánh to hay bánh nhỏ thì bạn cũng nên cân nhắc mục đích sử dụng, địa hình, sở thích,… của bản thân. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
Đối tượng phù hợp với xe đạp trợ lực điện bánh to:
Đối tượng phù hợp với xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ:
Trên đây là những thông tin cơ bản về hai dòng xe đạp trợ lực điện bánh nhỏ và bánh to. Hy vọng với những điều mà HTeBike vừa chia sẻ, bạn đã có quyết định cho riêng mình về việc nên mua xe đạp trợ lực điện bánh to hay bánh nhỏ.
Nguồn: https://htebike.htskys.com/review/nen-mua-xe-dap-tro-luc-dien-banh-to-hay-banh-nho-uu-nhuoc-diem-tung-loai/
Ông Lê Văn Tiệp, 48 tuổi, tổ 8, phường Tân Giang (Thành phố) đã có 26 năm làm nghề sửa xe đạp. Ông Tiệp chia sẻ: Trước đây, nghề sửa xe đạp phát triển khá mạnh khi khắp nơi, đâu đâu cũng thấy thợ sửa xe đạp. Sau khoảng chục năm bị lãng quên bởi người dân chủ yếu di chuyển bằng xe máy, ít khi sử dụng xe đạp, hiện nay, nhiều người bắt đầu quay lại với việc sử dụng xe đạp. Thế nhưng khái niệm về xe đạp cũng như thợ sửa xe đạp đã và đang thay đổi rất nhiều khi những chiếc xe đạp nhập khẩu có giá trị chục triệu đồng được du nhập vào Việt Nam.
Đối với ông Tiệp, khi gặp những loại xe có công nghệ mới, ông lại thấy phấn khích, say sưa tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chúng trên Internet và bắt tay vào sửa chữa, khắc phục sự cố. Ban đầu làm chưa quen còn hơi ngại, bây giờ làm quen rồi thấy cũng bình thường, nhiều lúc còn thấy vui. Ông làm nghề sửa xe đạp từ năm 1994. Thời điểm đó do nhiều người sử dụng xe đạp nên cứ mở hàng ra là có khách, trung bình mỗi ngày ông nhận sửa từ 2 - 3 chiếc xe đạp, còn bây giờ thì số lượng khách giảm đi rất nhiều.
Theo ông Tiệp, sửa xe đạp không khó, chỉ cần chịu khó, cẩn thận là được. Hiện nay, giá bơm xe là 5.000 đồng, vá xe là 10.000 đồng/miếng vá thông thường, cân vành là 50.000 đồng.
Khoảng 2 tháng trở lại đây, trên địa bàn Thành phố liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông hết sức thương tâm liên quan tới các loại xe đạp điện, xe máy điện. Trước tình hình đó, rất nhiều bậc phụ huynh đã thay đổi suy nghĩ và quyết định chuyển đổi phương tiện di chuyển tới trường cho con em mình từ xe đạp điện sang xe đạp truyền thống nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Điều này góp phần tạo thêm cơ hội cho những người thợ sửa chữa xe đạp có thể tăng thêm thu nhập.
Dẫu biết rằng sửa xe đạp là một nghề từng rất đắt hàng và thu hút nhiều người cùng sửa chữa, nhưng trong sự phát triển như vũ bão của xã hội hiện nay, phương tiện di chuyển xe đạp chỉ còn thấp thoáng trên những con đường đến trường ở vùng nông thôn hay những người già, người bán hàng rong còn sử dụng. Và có lẽ để có thể tìm kiếm được một tấm biển hiệu mang dòng chữ “Sửa chữa xe đạp” trong Thành phố thời điểm hiện tại là điều khá khó khăn.
Ông Nông Văn Hiệu, 65 tuổi, một người sửa xe lâu năm tại tổ 8, phường Hợp Giang (Thành phố) cho biết: Đối với người thợ sửa xe, để có thể làm tốt nghề và phát triển lâu dài, điều đầu tiên phải có sức khỏe tốt, yêu thích công việc và có khả năng tìm tòi, tự học. Sửa chữa xe đạp cũng tương tự xe máy, đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ.
Nếu như xe đạp phổ thông ngày xưa đơn giản bao nhiêu thì các loại xe thể thao, xe địa hình được nhập khẩu từ các nước ngày nay lại phức tạp bấy nhiêu vì nó có những hệ thống tăng giảm số, hai loại phanh cơ, phanh dầu phức tạp với nhiều chi tiết và linh kiện nhỏ. Do đó đòi hỏi người thợ phải khéo léo trong thao tác để có thể xử lý các chi tiết bị lỗi.
Theo ông Hiệu, đầu những năm 90 của thế kỷ trước là giai đoạn nghề sửa xe đạp hưng thịnh nhất vì nhà nào cũng có 1 - 2 chiếc. Những năm gần đây, sự xuất hiện của những loại phương tiện như: xe đạp điện, xe máy điện với kiểu dáng bắt mắt, mẫu mã đẹp, bên cạnh sự vui mừng vì xã hội ngày càng phát triển hiện đại, song cũng không khỏi chạnh lòng vì nghề sửa xe đạp dần bị lãng quên. Giờ đây ai có nhu cầu học nghề sửa xe đạp thì ông sẽ nhận ngay, bằng những kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề, sẵn sàng chia sẻ, chỉ bảo bằng tất cả tâm huyết.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của xe máy và những hàng sửa chữa hiện đại, số lượng xe đạp được sử dụng trong Thành phố những năm qua đã giảm đi đáng kể. Vì thế, bóng dáng của những thợ sửa xe đạp đang dần biến mất.