Viện Khoa Học Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực

Viện Khoa Học Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng đến nhu cầu xã hội

Do Trung ương chưa ban hành quy hoạch mạng lưới tổng thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp quốc gia, nên tỉnh cũng chưa có căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương tích cực triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện giải thể những cơ sở hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 62 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: 9 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp, 22 trung tâm và 18 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Quy mô tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo được quy hoạch và phát triển để hướng đến nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực, trong đó tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có trình độ chuyên môn. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cơ bản thực hiện theo khung biên chế, hợp đồng lao động được giao của tỉnh. Tính đến năm 2020, tổng số nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2.719 người (tăng 7,5% so với năm 2015), cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 571 người.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và chính sách khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước triển khai thực hiện. Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp như: Chế độ tiền lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp; phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật, nhà giáo dạy các nghề nặng nhọc, độc hại; phụ cấp lưu động,... được thực hiện cơ bản kịp thời, đúng quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuy đã có sự sắp xếp, sáp nhập nhưng vẫn còn dàn trải, trùng lặp chức năng nhiệm vụ. Số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thiếu, phân bố chưa hợp lý, nhất là việc thiếu đội ngũ nhà giáo thực hành lành nghề, chuyên sâu để giảng dạy một số nghề mới, nghề kỹ thuật công nghệ cao hoặc dạy chương trình đào tạo mới. Một số chương trình đào tạo chưa thực sự linh hoạt, chưa đa dạng, chưa cập nhật kịp với xu hướng công nghệ mới. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn dàn trải, chưa đồng bộ. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong đào tạo nghề chưa chặt chẽ. Chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu lao động của xã hội.

Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thời gian tới, tỉnh Nghệ An sẽ tập trung rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện có, đẩy nhanh phương án sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động kém hiệu quả theo Đề án số 14-ĐA/TU ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đánh giá lại việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ đó tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, có tính chất vùng, liên vùng để khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải.

Xem xét hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt; cơ sở đào tạo các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Chỉ đạo rà soát, cân đối đội ngũ giáo viên lý thuyết và giáo viên thực hành. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về dạy nghề. Xem xét xây dựng và ban hành chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho lao động trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, chỉ đạo việc đổi mới chương trình đào tạo nghề phù hợp với thực tế, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư vào địa bàn tỉnh, trong đó có chính sách về đào tạo nghề, sử dụng lao động trên địa bàn phù hợp với nhu cầu thực tế. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lao động theo nhóm ngành nghề; xây dựng kênh thông tin về nhu cầu việc làm, lao động, đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong thời gian tới. Có giải pháp để khuyến khích, tăng cường hơn việc xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường phối hợp trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh; có cơ chế kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để cung cấp thông tin cung cầu lao động và liên kết đào tạo, sử dụng lao động qua đào tạo. Có chủ trương đề nghị, khuyến khích các doanh nghiệp kết nối phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Quan tâm hơn trong việc thực hiện có hiệu quả chính sách, nội dung chương trình, phương thức đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng đối với lao động vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (Viện VJCC) được thành lập theo Quyết định số 368/QĐ-ĐHNT do Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương ký ngày 10/3/2017 trên cơ sở nâng cấp 02 Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan Human Resource Corporation Center) -VJCC Hà Nội và VJCC TP Hồ Chí Minh[1], có chức năng tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu, tư vấn và ứng dụng trong quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp theo mô hình Nhật Bản và là đơn vị thực hiện Dự án VJCC do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua đối tác thực hiện là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức thực hiện Dự án VJCC do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; chương trình đào tạo chính quy theo phân công; các hoạt động nghiên cứu, tư vấn và ứng dụng trong quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp theo mô hình Nhật Bản; các chương trình giao lưu văn hóa và xúc tiến thương mại với các đối tác Nhật Bản.Viện VJCC hiện có 32 cán bộ viên chức, nhân viên hợp đồng, chuyên gia (tại Hà Nội là 21, tại thành phố Hồ Chí Minh là 11). VJCC Hà Nội có các ban: Ban Hành chính, Ban Đào tạo chính quy, Ban Đào tạo doanh nghiệp, Ban Phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản và Bộ môn nghiệp vụ. Phân viện VJCC TP.Hồ Chí Minh có các tiểu ban: Tiểu ban Hành chính, Tiểu ban Đào tạo doanh nghiệp, Tiểu Ban Phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.Lãnh đạo đơn vị:Viện Trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thị HiềnPhó Viện Trưởng: ThS Trần Thị Kiều MinhPhó Viện Trưởng, Giám đốc Phân viện VJCC TP.HCM: ThS Tô Bình Minh

Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Viện VJCC tại Hà Nội.

Trải qua 20 năm vận hành và phát triển, Viện VJCC luôn nỗ lực nắm bắt các thay đổi và xu hướng quốc tế, tạo dựng môi trường giáo dục tốt, nuôi dưỡng nguồn nhân lực kinh doanh đáp ứng thách thức của thời đại, góp phần hoàn thành mục tiêu chiến lược của Trường đại học Ngoại thương là “xây dựng thành một đại học đổi mới sáng tạo có uy tín ở Việt Nam và quốc tế”. Viện VJCC đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như các tổ chức đánh giá giáo dục ghi nhận là một trong những tổ chức giáo dục uy tín, chất lượng của Việt Nam hiện nay.Trong khuôn khổ đào tạo chính quy, năm học 2017-2018, chương trình đào tạo Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản khai giảng khóa đầu tiên (K56) đào tạo sinh viên về kiến thức kinh doanh quốc tế, phương thức kinh doanh Nhật Bản và bản sắc văn hoá con người Việt Nam. Năm học 2022-2023 khai giảng khóa đầu tiên của Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh doanh số (K61), được xây dựng trên hai trụ cột là công nghệ và kinh doanh quốc tế, đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - kinh doanh. Các chương trình đào tạo chính quy của Viện VJCC áp dụng phương pháp “học tập từ dự án” sử dụng kết hợp phương pháp “đồng giảng dạy” 3 bên với sự hợp tác của các trường ĐH Nhật Bản như Rikkyo, Toyo, Kanto Gakuin …và mạng lưới các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Phân Viện VJCC tại TP. HCM.

Các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ thực thi Dự án VJCC đã thu được nhiều kết quả đáng tự hào, tạo dựng nên thương hiệu VJCC trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt là chương trình Kinh doanh cao cấp KEIEIJUKU (triển khai từ 2009) đào tạo doanh nhân, nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi tham dự các khoá đào tạo của VJCC, đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã thay đổi nhận thức về triết lý kinh doanh, về sứ mạng và tầm nhìn của doanh nghiệp, từ đó dẫn dắt và thực hiện nhiều cải cách, đổi mới trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.VJCC đã trở thành một thương hiệu uy tín về đào tạo tiếng Nhật. Các khóa đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, lớp luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT N1, N2, và N3, lớp kế toán Nhật Bản, lớp biên phiên dịch tiếng Nhật... do các giảng viên Nhật Bản và giảng viên Việt Nam giàu kinh nghiệm giảng dạy, đã và đang góp phần nâng cao năng lực tiếng Nhật cho đội ngũ nhân lực làm việc tại môi trường liên quan đến yếu tố Nhật Bản.Viện VJCC là cầu nối doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Hằng năm, Viện tổ chức/phối hợp tổ chức các hội thảo, sự kiện kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản trị, tiếp cận thị trường, góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động giao thương quốc tế, đặc biệt có cơ hội hợp tác, kinh doanh với các đối tác, doanh nghiệp, thị trường Nhật Bản.Thông qua việc tăng cường mạng lưới kết nối quốc tế 3 bên: cơ quan/tổ chức - trường đại học - doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo của Viện VJCC luôn kế thừa, phát huy kinh nghiệm tích lũy trong đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp, vừa tiếp nối phương châm hành động của Nhà trường là “Khác biệt để dẫn đầu”. Viện VJCC liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp Trường và đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018.Các hoạt động đào tạo, tư vấn, kết nối kinh doanh của Viện VJCC không chỉ mở ra nhiều cơ hội nâng cao năng lực nguồn nhân lực chủ chốt cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô, các lĩnh vực ngành nghề mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu tốt đẹp về văn hóa, giáo dục và kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Dự án VJCC trở thành một điển hình thành công trong số rất nhiều dự án của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản- JICA trên toàn thế giới. Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (Viện VJCC) đã vinh dự nhận được Giải thưởng của Chủ tịch JICA năm 2019 về sự đóng góp tích cực cho sự thành công của JICA trong phát triển kinh tế- xã hội của nước đối tác.Lãnh đạo qua các thời kỳ:

Giám đốc VJCC Hà Nội (2001 - 2002)

Giám đốc VJCC Hà Nội (2009 - 2010)

Viện trưởng Viện VJCC (2017- nay)

Phó Viện trưởng Viện VJCC (2017- 2021)

Phó Viện trưởng, Giám đốc Phân viện VJCC HCM (2017- nay)

[1] Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Dự án xây dựng hai Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) do Trường Đại học Ngoại thương thực thi bằng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản. Năm 2001, Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, triển khai 3 mảng hoạt động chính là vận hành các khóa học kinh doanh, các khóa học tiếng Nhật và giao lưu văn hóa với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản. Năm 2002, Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) Tp Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm VJCC đạt danh hiệu “Tổ chức giáo dục uy tín” do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng năm 2015. 7. Liên hệ

Address Office: Tòa nhà VJCC: Trường ĐH Ngoại Thương - Số 91 - Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội

Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.