Tự kỷ ám thị (tự mình che mắt) hay tự thôi miên (Autosuggestion) tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ. Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động. Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến tiềm thức của con người và tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó.[1] Trong tiếng Việt, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên.
Tự kỷ ám thị (tự mình che mắt) hay tự thôi miên (Autosuggestion) tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ. Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động. Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến tiềm thức của con người và tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó.[1] Trong tiếng Việt, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên.
Tự kỷ ám thị thuộc về tâm thức của mỗi người nên cách biểu hiện ra ngoài thường không giống nhau. Khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá và kết luận, tuy nhiên, thường thì vẫn sẽ có triệu chứng của bệnh tự kỷ, đi kèm với các suy nghĩ hoặc ám thị như:
Do môi trường: Một số người có tính cách khép kín, thường sống thu mình với xã hội, hay suy nghĩ bởi không có ai chia sẻ nên họ tự điều chỉnh nhận thức và suy nghĩ của mình, lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn này.
Do chấn thương liên quan đến vùng não bộ: Trong một số trường hợp gặp chấn thương gây ra tổn thương xấu tới não bộ và các nơ ron thần kinh hình thành nên vùng ức chế tạo ra các suy nghĩ sai lệch. Nếu không được nhận biết và chữa trị kịp thời, phần não có thể bị tổn thương vĩnh viễn khiến người bệnh bị tự kỷ ám thị. Đây là nền tảng khiến những niềm tin không đúng được củng cố vững chắc hơn.
Do các yếu tố di truyền: Nhân tố di truyền (gen di truyền) giúp xác định các khả năng gây bệnh trên cơ thể người. Một số bệnh tâm lý cũng có thể do đột biến gen gây ra hoặc tiền sử trong gia đình đã có người gặp phải.
Do phát triển quá sớm: Hàm lượng testosterone trong cơ thể quá lớn khiến nhiều người gặp tình trạng phát dục quá sớm. Đặc biệt, mặc dù tuổi đời còn khá nhỏ nhưng bộ não có thể phát triển như người trưởng thành khiến một số vùng não bị vô hiệu hóa, ví dụ như thùy trán. Vì vậy, người bệnh thiếu khả năng giao tiếp xã hội, tạo nên những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc.
Người bình thường cũng thường xuyên tự vấn hoặc tự nhủ với bản thân và có xu hướng thuyết phục bản thân tin vào điều mà họ muốn tin. Tuy nhiên, ở người tự kỷ ám thị thì niềm tin này có sức mạnh cực kỳ lớn và mạnh mẽ. Họ tin vào điều đó đến nỗi có thể từ chối mọi bằng chứng rành rành trước mắt, gạt bỏ mọi lập luận từ người khác, kể cả chính mình, miễn là điều họ cho là đúng đắn. Thậm chí, những lời chứng minh từ người ngoài còn có thể thuyết phục và vun đắp thêm vào niềm tin của họ.
Ban đầu có thể là do họ cố tình gieo rắc vào tâm trí, sau cùng, những suy nghĩ này sẽ dần hòa trộn lại với cảm xúc và các niềm tin khác và trở thành nguồn động lực để định hướng hành vi, cảm xúc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng và điều kiện sức khỏe mỗi người. Thông thường thì người bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng song song hai phương pháp: can thiệp tâm lý và dùng thuốc.
Ngoài ra, các phương án hỗ trợ đi kèm có thể kể đến như:
Mặc dù tự kỷ ám thị trong vài trường hợp khiến bạn xa rời thực tế, sống trong sự tưởng tượng nhưng theo một cách nào đó thì đây là cách giúp bạn biến những suy nghĩ thành hành động vươn lên trong cuộc sống. Để phòng ngừa tình trạng tiêu cực, bạn nên thành thật với bản thân, đánh giá khách quan về sự vật, sự việc, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, gây ức chế. Ngoài ra, nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng để bản thân lúc nào cũng trong trạng thái tốt nhất.