Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng hỗ trợ tốt cho chúng ta trên con đường học tập, làm việc, phát triển sự nghiệp cá nhân để đạt được đến thành công. Nhờ có tư duy này, bạn có thể có nhiều cách đánh giá, có cái nhìn đa chiều, đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng hỗ trợ tốt cho chúng ta trên con đường học tập, làm việc, phát triển sự nghiệp cá nhân để đạt được đến thành công. Nhờ có tư duy này, bạn có thể có nhiều cách đánh giá, có cái nhìn đa chiều, đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
Không bị ảnh hưởng bởi người khác cũng là biểu hiện của người có tư duy phản biện. Họ thường suy nghĩ một cách độc lập, không bao giờ chấp nhận gật đầu với lý do chỉ vì người khác cho là đúng. Họ sẵn sàng nói lên ý tưởng khác với số động, chấp nhận việc bị cô lập để chọn theo con đường mà mình cho là đúng đắn. Từ đó tạo ra những thay đổi, thay vì chấp nhận lối mòn an toàn mà người trước đó đã tạo ra.
Người tư duy phản biện không bị ảnh hưởng bởi người khác
Xem thêm: Bạn đang ở mức độ nào trong 6 mức độ của Tư duy phản biện?
1. Kỹ năng số 2 trong 10 kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động.
2. Là kỹ năng nền tảng trong bối cảnh VUCA (Volatility; Uncertainty; Complexity; Ambiguity) thế giới bất ổn, biến động, phức tạp và mơ hồ. Khi có tư duy phản biện tốt chúng ta sẽ không bị kéo theo những thứ mơ hồ, chung chung mà tập trung vào được cái lõi, cái thần của vấn đề từ đó dùng các tiêu chuẩn để đánh giá một cách hiệu quả.
3. Giúp bạn sáng tạo hơn: người có tư duy tốt biết cách làm phong phú góc nhìn của mình. Đây là nền tảng cơ bản để phát triển khả năng sáng tạo.
4. Giúp kích thích các tính tò mò: người có tư duy tốt, luôn quan sát, tò mò, và đặt câu hỏi cho mọi vấn đề của cuộc sống.
5. Giải quyết vấn đề hiệu quả: tư duy tốt giúp chúng ta sàng lọc, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Khóa học tự học: Tư duy phản biện
Xem thêm: Các chương trình huấn luyện về tư duy phản biện của Thinking School
Tham khảo: Foundation for Critical Thinking
Người có tư duy phản biện thường tự tin trong giao tiếp, tự tin vào bản thân vì họ không sợ sai. Trong học tập, làm việc hay cuộc sống họ quyết tâm bảo vệ lập trường, quan điểm của mình. Nhưng họ cũng luôn sẵn sàng học hỏi, tìm tòi những thứ mới và rút kinh nghiệm khi mắc sai lầm.
Rất nhiều người không chấp nhận, không dám đối mặt với sai lầm của mình bởi xấu hổ, không muốn người khác biết là mình sai. Nhưng ngược lại, biểu hiện của người có tư duy phản biện luôn chấp nhận cái sai của bản thân, những thứ mình đã từng tin tưởng nhưng chưa thật chuẩn xác và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ.
Các người mà người tư duy phản biện thẳng thắn nhận sai lầm, thừa nhận những gì mình đưa ra chưa phù hợp sẽ giúp họ sớm tìm ra biện pháp hiệu quả để khắc phục cái sai đó. Với họ đây là sự giác ngộ để tiếp nhận những thông tin bổ ích, dám đối mặt để thay đổi suy nghĩ cho chính mình, tránh những kết quả tồi tệ khi hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Đây cũng chính là biểu hiện nổi bật của người có tư duy phản biện.
Tham khảo thêm: Tư duy giải quyết vấn đề là gì? Nâng cao tư duy giải quyết vấn đề
Một trong những biểu hiện của người có tư duy phản biện dễ dàng nhận biết là lập trường rõ ràng. Họ thường không tiếp cận vấn đề, sự việc để đưa ra kết luận quá nhanh chóng. Những người có tư duy phản biện thường đánh giá kỹ lưỡng những điều họ chưa biết.
Người có tư duy phản biện không nhận xét mang tính chủ quan, cũng không a dua theo số đông. Họ cần có thời gian đánh có xu hướng quan sát, xem xét sự việc và bản thân theo nhiều hướng trước khi đưa ra quyết định. Mặc dù người có khả năng phản biện luôn thích tìm hiểu mọi mặt của vấn đề nhưng họ luôn có điểm dừng khi đã có đủ thông tin, tránh việc cuốn vào tìm hiểu liên tục không ngừng nghỉ, làm ảnh hưởng đến khả năng hành động.
Người có tư duy phản biện sẽ luôn có lập trường rõ ràng
Trong quá trình hơn 24 năm làm giáo dục, TS. Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập Thinking School nhận thấy các định nghĩa trên chưa thực sự phản ánh được khái niệm này.
Trước khi bắt đầu việc gì đó, người có tư duy phản biện thường chắc chắn họ hiểu về nó. Họ không bao giờ đồng ý về 1 vấn đề nào đó chỉ vì người khác đồng tình. Thay vào đó họ thường xác định chính xác lý do trước khi bắt đầu làm việc.
Một đặc điểm của người có tư duy phản biện là liên tục đặt câu hỏi ngay cả với những vấn đề đã được coi là “cũ”. Bởi họ luôn tò mò với tất cả các sự vật, sự việc, thông tin, hiện tượng có liên quan đến mình. Thậm chí trong một số trường hợp họ có thể khiến cho người khác cảm thấy không thoải mái vì sự “đào sâu” của mình.
Tuy nhiên việc liên tục đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ thông tin, nắm rõ nhiệm vụ, công việc mình phụ trách. Từ đó có cách suy nghĩ, suy xét, quyết định đúng đắn trước khi triển khai hành động. Đặt câu hỏi là một trong những cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của mỗi cá nhân. Là cách để thử thách bản thân để tìm ra phương hướng mới chuẩn bị tốt nhất cho việc đưa ra quyết định, cách giải quyết vấn đề đúng đắn nhất.
Biểu hiện của người có tư duy phản biện là luôn tò mò và đặt câu hỏi
Người sở hữu khả năng tư duy phản biện luôn tôn trọng sự thật, ưu tiên việc ra quyết định dựa trên sự thật trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ khi chọn lựa một món đồ nào đó, bạn không quan tâm đến sự hào nhoáng bên ngoài và quan tâm nhiều hơn đến giá trị sử dụng của sản phẩm đó.
Biểu hiện của người có tư duy phản biện tốt chính là khả năng tư duy sáng tạo, ấn tượng và đột phá. Họ sẽ không bao giờ thực hiện theo những gì đã được sắp xếp, tiêu chuẩn hóa mà luôn tìm tòi cái mới, ý tưởng sáng tạo, cách thức làm việc khác những gì đã có sẵn khi triển khai một nhiệm vụ, công việc nào đó.
Mục tiêu hướng đến của những người có tư duy phản biện là tìm cách giải quyết công việc, vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khác với những người chỉ biết làm theo khuôn mẫu sẵn có hộ luôn có suy nghĩ sáng tạo, đột phá, mới mẻ để phát triển nhanh hơn. Đây chính là tiền đề cho những ý tưởng mà nếu theo tư duy lối mòn khó có thể phát hiện ra.
Sáng tạo là đột phá là dấu hiểu của người có tư duy phản biện
Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi những điều mới là biểu hiện của người có tư duy phản biện. Họ luôn sắp xếp thời gian để tìm hiểu thông tin và khám phá những khía cạnh mới mẻ không mệt mỏi. Đó chính là niềm đam mê, sức hút với họ để tiếp nhận nhiều kiến thức, tin tức mới. Trên thực tế rất nhiều người có tư duy phản biện có hiểu biết đa chiều, đa ngành như là cuốn từ điển đáng nể.
Có thể bạn quan tâm: 12 cách rèn luyện tư duy phản biện có thể bạn chưa biết
Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm của người có tư duy phản biện là thường thích sự rõ ràng. Họ luôn độc lập trong suy nghĩ, không ngừng xem xét bản thân, không ngừng việc tự hỏi Tại sao lại làm điều này? Bản thân có thích việc đang làm không? Suy nghĩ có bị ảnh hưởng bởi người khác không?…
Họ chính là người luôn tự nhận thức về ý kiến cá nhân, tôn trọng sự thật. Người có khả năng tư duy phản diện luôn coi sự thật là con đường dẫn lối đi tìm mục đích thực sự của cuộc sống.