Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội
Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội
18. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng khủng bố, các loại tội phạm; âm mưu can thiệp bất hợp pháp; đánh giá rủi ro và đe dọa đối với hoạt động hàng không dân dụng;
c) Bảo đảm an ninh chuyến bay khai thác thương mại có đối tượng chuyên cơ theo quy định của chuyến bay chuyên cơ;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm an ninh hàng không;
đ) Ký kết và triển khai thực hiện các quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh hàng không;
e) Phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền của Bộ Công an để kiểm soát nhân thân của nhân viên hàng không nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
19. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao:
a) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp tại nước ngoài; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài bị can thiệp bất hợp pháp tại Việt Nam;
b) Trao đổi, xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài liên quan đến can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
20. Phối hợp với Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành; cấp quốc gia theo quy định.
21. Phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện bảo đảm an ninh hàng không và phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép trên các chuyến bay quốc tế; chỉ đạo việc bố trí thiết bị soi chiếu chung giữa lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và hải quan.
22. Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
1. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không; các chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không; việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay theo quy định. Tham gia thẩm định chương trình, quy chế an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Quyết định đình chỉ chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh trong trường hợp chuyến bay vi phạm các quy định về an ninh hàng không, phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; cho phép tàu bay bị đình chỉ tiếp tục thực hiện chuyến bay; tạm giữ tàu bay trong trường hợp không khắc phục vi phạm quy định về an ninh hàng không; căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị cấp thẻ, giấy phép thu hồi thẻ kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên hàng không của nhân viên hàng không vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không.
3. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính xảy ra tại cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền trong lĩnh vực an ninh hàng không; chuyển giao vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền cho các cơ quan chức năng liên quan.
4. Tổ chức cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không, sân bay giải quyết các vướng mắc phát sinh, bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay. Chủ trì tổ chức đánh giá các vấn đề về bảo đảm an ninh tại cảng hàng không, sân bay trong các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Giám đốc Cảng vụ hàng không xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề về bảo đảm an ninh hàng không phát sinh mà các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết và báo cáo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi, nắm tình hình về an ninh, trật tự, tội phạm và vi phạm pháp luật khác có liên quan đến cảng hàng không, sân bay.
Điều 115. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Bảo đảm an ninh hàng không đối với các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
2. Xây dựng chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Cung cấp chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không liên quan, cung cấp phần thích hợp của chương trình cho các hãng hàng không, cơ quan, doanh nghiệp liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không theo quy định.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng, bố trí thiết bị cần thiết cho việc bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ cảng hàng không, sân bay và duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay trong phạm vi trách nhiệm.
4. Chủ trì, phối hợp với bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không quyết định số lượng, vị trí, thời gian hoạt động của các điểm kiểm tra, bốt kiểm soát, vị trí tuần tra, mục tiêu bảo vệ an ninh hàng không tại nhà ga, sân bay.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập thông tin, tình hình liên quan công tác bảo đảm an ninh hàng không. Chủ trì đánh giá rủi ro tại cảng hàng không, sân bay. Đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Xây dựng Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, sân bay phục vụ chỉ huy điều hành việc phòng ngừa, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay. Xây dựng kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp tỉnh, cấp quốc gia theo quy định.
7. Bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được áp dụng khi thiết kế, xây dựng, cải tạo các công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.
8. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình an ninh cảng hàng không, việc thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; hệ thống kiểm tra, giám sát an ninh nội bộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh hàng không để khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
9. Chủ trì, phối hợp với bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không tổ chức ký kết các quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
10. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định pháp luật.
11. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không theo quy định.
12. Xây dựng quy định về kiểm soát an ninh nội bộ và thực hiện trong tất cả các quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của đơn vị; đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn và định kỳ thực hiện đánh giá đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
13. Xây dựng quy định về bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không được sử dụng trong hoạt động hàng không dân dụng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật.
14. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các quy định về an ninh hàng không trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
15. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
16. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
17. Phối hợp với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không để tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
2. Cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chuyên nghiệp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
4. Xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và triển khai thực hiện quy chế an ninh hàng không sau khi được phê duyệt.
5. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay ký kết các quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Đánh giá và đề xuất với người khai thác cảng hàng không, sân bay trong việc đầu tư, xây dựng, cải tạo các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và thống nhất.
7. Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ, bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không của đơn vị.
8. Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát người, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện, nhiên liệu, suất ăn và các vật phẩm khác khi đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay; kiểm soát, giám sát người, phương tiện, đồ vật ra, vào, hoạt động trong các khu vực hạn chế. Tổ chức giám sát, bảo vệ tàu bay khi tàu bay đỗ tại sân bay; thực hiện lục soát an ninh hàng không.
9. Thực hiện áp tải, áp giải đối với các đối tượng là người, phương tiện đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh trong theo quy định hoặc khi được yêu cầu. Quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường khi áp dụng các cấp độ tăng cường theo quy định. Triển khai thực hiện các biện pháp đối phó khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp theo kế hoạch, phương án được phê duyệt.
11. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay hoạt động hàng không chung theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về an ninh hàng không cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và các đối tượng liên quan thuộc phạm vi trách nhiệm.
13. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của Công ty về ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết và thực hiện quy định về bảo đảm an ninh hàng không khi đi tàu bay.
14. Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu trong lĩnh vực an ninh hàng không; rút kinh nghiệm, giảng bình các vụ việc liên quan đến an ninh hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định; cập nhật, lưu trữ tất cả các tài liệu, quy định có liên quan của trong nước và nước ngoài về an ninh hàng không để nghiên cứu, triển khai thực hiện.
15. Thực hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ theo quy định của pháp luật.
16. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không dân dụng, trật tự công cộng và can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
17. Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn, yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác đảm bảo an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay.
18. Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng, máy móc thiết bị an ninh của người khai thác cảng đầu tư trang bị. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với người khai thác cảng trong việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng.
19. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan:
a) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy (bao gồm kế hoạch khẩn nguy sân bay và kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp) của cảng hàng không; triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm khi chương trình an ninh, kế hoạch khẩn nguy cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
b) Quản lý, bảo quản, khai thác, sử dụng hệ thống công trình, máy móc, thiết bị phục vụ bảo đảm an ninh hàng không;
c) Phối hợp với các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm tại địa bàn hoạt động; triển khai thực hiện công tác an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với công an, chính quyền địa phương và đơn vị quân đội trong việc tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định;
đ) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, cơ quan công an tại địa bàn, người khai thác cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá rủi ro an ninh hàng không theo quy định; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
e) Phối hợp với Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, cơ quan chức năng trong việc đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay;
g) Phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật;
h) Phối hợp với cơ quan công an trong công tác dẫn giải tội phạm.
20. Thông báo kịp thời đến người khai thác cảng hàng không, sân bay các vụ việc gây gián đoạn đến hoạt động khai thác, gây mất an ninh trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tài sản, công trình, phương tiện tại cảng hàng không hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
21. Hộ tống hành khách mất khả năng làm chủ hành vi khi có yêu cầu.
22. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng quy chế an ninh hàng không bao gồm phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; cung cấp quy chế an ninh hàng không được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát an ninh hàng không của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Tổ chức việc bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp; doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
3. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ngoài khu vực cảng hàng không theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp.
5. Thu thập thông tin, tình hình, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở để tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, khảo sát, điều tra an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.
7. Trong phạm vi nội bộ do mình quản lý, chịu trách nhiệm:
a) Xác định khu vực hạn chế của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định;
b) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ;
c) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không dân dụng do mình quản lý chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ theo quy định;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không, trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
8. Tổ chức ký kết các văn bản phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền, công an địa phương, đơn vị quân đội liên quan nơi có cơ sở cung cấp dịch vụ.
9. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
10. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
11. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải thực hiện các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
12. Phối hợp với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt, chấp thuận; cung cấp toàn bộ chương trình an ninh đã được phê duyệt, chấp thuận cho Cảng vụ hàng không để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện về an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và những vi phạm khác liên quan đến tàu bay trong thời gian tàu bay đang khai thác, không khai thác. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không quản lý cảng hàng không liên quan đến hoạt động của hãng hàng không, người khai thác tàu bay.
4. Thực hiện kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trước chuyến bay, phối hợp lục soát an ninh tàu bay khi có thông tin đe dọa theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay đang bay.
5. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam:
a) Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, duy trì an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay và bảo đảm an ninh cho hoạt động khai thác tàu bay ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;
b) Tổ chức hệ thống an ninh hàng không độc lập và có người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng được phê chuẩn;
c) Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của hãng tại cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước; bảo đảm kinh phí cho Cục Hàng không Việt Nam tham gia hoạt động khảo sát, đánh giá của hãng tại cảng hàng không nước ngoài;
d) Phối hợp thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở; tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định;
đ) Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay theo quy định;
e) Bố trí chỗ ngồi trên chuyến bay cho nhân viên an ninh trên không đi làm nhiệm vụ trên chuyến bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo quy định;
h) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không của hãng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật bao gồm cả thông tin cá nhân của hành khách;
i) Phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không bằng các hình thức thích hợp cho hành khách đi tàu bay;
k) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
6. Hãng hàng không nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam; chỉ định và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về bảo đảm an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam.
7. Khi làm thủ tục tiếp nhận đăng ký vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, hãng hàng không phải thông báo cho khách hàng chính sách khác biệt của hãng đối với việc vận chuyển các vật phẩm đặc biệt quy định tại Điều 52 của Thông tư này hoặc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự (nếu có).
8. Phối hợp với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Thông tư này, chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho các hoạt động của mình thông qua việc giao kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm an ninh với người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình;
c) Đảm bảo cho những cán bộ, nhân viên có liên quan được huấn luyện về an ninh hàng không theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không;
đ) Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có chứa chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt, hãng hàng không phải cung cấp túi nhựa an ninh để đựng chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (kèm theo phiếu mua hàng) khi bán cho hành khách tại các cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Phiếu mua hàng có ghi các nội dung: ngày bán hàng (ngày/tháng/năm); mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không); số chuyến bay; tên hành khách (nếu có); số lượng và danh sách hàng trong túi.
3. Hành khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Hành khách phải tuyệt đối chấp hành các chỉ dẫn về an ninh, trật tự của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mệnh lệnh của thành viên tổ bay. Trong trường hợp không tuân thủ thì căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành khách phải biết nội dung và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành lý mang theo người hoặc ký gửi lên tàu bay; tổ chức, cá nhân gửi hàng hóa, bưu gửi phải biết nội dung của hàng hóa, bưu gửi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay.
4. Nhân viên hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không; trong khi thực hiện nhiệm vụ không được uống rượu, bia; nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, căn cứ tính chất, mức độ vụ việc vi phạm sẽ bị thu hồi thẻ kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên hàng không.
1. Cục Hàng không Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, trình Bộ Giao thông vận tải và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không thuộc trách nhiệm của mình được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019. Điểm d khoản 1 Điều 96 của Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Thông tư số 02/2018/TT-BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT và bãi bỏ Quyết định số 1281/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng Bộ GTVT; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, VTải (5).
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ