Công ty TNHH Việt Nam Suzuki Địa chỉ: Đường số 2, KCN Long Bình, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai Số giấy CNĐKKD: 3600244035 Ngày cấp: 21/04/1995
Công ty TNHH Việt Nam Suzuki Địa chỉ: Đường số 2, KCN Long Bình, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai Số giấy CNĐKKD: 3600244035 Ngày cấp: 21/04/1995
Tư vấn tâm lý học đường là những mẩu đối thoại rất cởi mở, quan niệm phóng khoáng nhưng cũng đậm chất Á đông, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm của thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh – người bạn của giới trẻ trong nhiều năm qua.
Tuổi mới lớn đọc tư vấn tâm lý học đường để tự khám phá và làm chủ bản thân, còn các bậc cha mẹ, thầy cô sẽ hiểu thêm con em, từ đó có cách tư vấn tốt nhất.
6. Bạo Lực Học Đường Chuyện Chưa Kể: Đừng Sợ Bắt Nạt
Ngay lúc này đây, có hàng ngàn những đứa trẻ đang bị bắt nạt ở khắp nơi trên thế giới. Rất có thể trong số đó, sẽ có đứa trẻ trở thành nhân vật lớn của thế giới trong tương lai, và rất nhiều đứa trẻ khác sau này có thể trở thành bác sĩ, diễn viên, nhà khoa học, nhà văn, chính trị gia, nhạc sĩ, hoặc bất kỳ ai khác. Ngay lúc này, con đường đi tới đích có vẻ khó khăn và đau khổ. Nhưng khó khăn và trở ngại không kéo dài mãi mãi..
Khi Người Ta Lớn được tập hợp những bài tản văn, tạp bút của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc dành cho tuổi mới lớn, nhằm đưa ra những lời khuyên bổ ích dành cho lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm lý và thể chất này: làm sao để đủ sức khỏe học hành, cách gì để xả stress sau mỗi kỳ thi, nghỉ hè như thế nào cho hiệu quả, những mối quan hệ cha mẹ – con cái…dưới góc nhìn của một bác sĩ nhi, đồng thời cũng là một nhà tâm lý và một phụ huynh.
Sách viết dí dỏm, nhiều dẫn chứng sinh động, đồng thời đảm bảo tính chính xác khoa học nên rất cần thiết đối với giới trẻ và cả các bậc phụ huynh.
tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma (Nguyên Giác dịch)
Hãy cố gắng để tâm trong trạng thái tự nhiên một cách sinh động, không nghĩ gì về chuyện quá khứ hay về chuyện bạn tính làm trong tương lai, không khởi lên bất kỳ một khái niệm nào.
Trước tiên, hãy sửa soạn tư thế của bạn: xếp chân ở vị trí thoải mái nhất; xương sống thẳng như mũi tên. Đặt hai bàn tay vào thế quân bình (khoảng cách chiều rộng bốn ngón tay dưới rún) với bàn tay trái ở dưới, bàn tay phải đặt trên, và các ngón cái chạm nhau để thành một hình tam giác. Tư thế này của các bàn tay có liên hệ với cơ thể, nơi nội nhiệt khởi lên. Nghiêng cổ xuống chút xíu, để miệng và răng như bình thường, với đầu lưỡi chạm vào vòm trên của miệng gần các răng phía trên. Hướng mắt nhìn xuống thả lỏng – không cần thiết phải nhìn vào chóp mũi; mắt có thể hướng về sàn nhà phía trước chỗ bạn ngồi, nếu điều này tự nhiên hơn. Đừng mở mắt quá lớn mà cũng đừng nhắm mắt; hãy để mắt mở hé chút xíu. Đôi khi mắt sẽ khép lại tự nhiên; thế cũng được. Ngay cả nếu mắt đang mở, khi ý thức chú tâm đều đặn vào đối tượng, các hiện tướng của nhãn thức sẽ không quấy rối bạn.
Với những người mang kính, bạn có ghi nhận rằng khi gỡ kính ra (bởi vì mắt thấy ít rõ ràng cho nên sẽ ít cơ nguy hơn từ sự sinh khởi kích động) sẽ có thêm cơ nguy của sự lơi lỏng? Bạn có thấy có dị biệt giữa việc hướng mặt vào tường và không hướng mặt vào tường? Khi hướng vào tường, bạn có thể thấy là có ít cơ nguy của sự kích động hay tán tâm? Qua kinh nghiệm, bạn sẽ quyết định tư thế nào đó sao cho thoải mái, dễ an tâm…
Hãy cố gắng để tâm trong trạng thái tự nhiên một cách sinh động, không nghĩ gì về chuyện quá khứ hay về chuyện bạn tính làm trong tương lai, không khởi lên bất kỳ một khái niệm nào. Ý thức của bạn đang ở nơi đâu? Nó [ý thức] đang ở với đôi mắt hay ở đâu? Nhiều lúc, bạn sẽ cảm thấy nó [ý thức] liên kết với đôi mắt, bởi vì hầu hết nhận thức về thế giới này được khởi lên là xuyên qua mắt thấy. Điều này là do dựa quá nhiều vào cảm thức của chúng ta. Tuy nhiên, sự hiện hữu của một ý thức riêng biệt có thể biết chắc được; thí dụ, khi chú tâm hướng về âm thanh thì những gì xuất hiện qua nhãn thức không được ghi nhận. Như thế cho thấy một ý thức riêng biệt đang chuyên chú hơn vào âm thanh nghe qua nhĩ thức, hơn là ảnh của nhãn thức.
Với tu tập kiên trì, ý thức có thể được nhận ra hay được cảm nhận như một thực thể của ánh sáng thuần khiết và của tánh biết, mà đối với nó bất kỳ thứ gì cũng có khả năng xuất hiện, và nó [ý thức], khi các điều kiện thích nghi hội đủ, có thể được sinh khởi trong hình ảnh của bất kỳ đối tượng nào. Khi nào mà tâm không đối phó với khái niệm về ngoại cảnh, tâm sẽ an trú rỗng không mà không có gì xuất hiện trong nó, hệt như nước trong. Thực thể của nó [tâm] là thực thể của kinh nghiệm thuần túy. Hãy để tâm trôi chảy tự nhiên mà đừng phủ lên khái niệm nào. Hãy để tâm an nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó, và quan sát nó. Lúc đầu, khi bạn chưa quen với pháp này, nó thật là khó, nhưng dần dần tâm sẽ xuất hiện như nước trong. Rồi thì, hãy an trú với tâm không bị thêu dệt này, và đừng để khái niệm nào sinh khởi. Khi chứng ngộ bản tánh của tâm, chúng ta sẽ lần đầu tiên định vị được đối tượng quan sát của loại thiền nội quan này.
Thời gian tốt nhất để tập pháp thiền này là vào buổi sáng, tại một nơi im vắng, khi tâm rất trong suốt và tỉnh táo. Đêm trước đó, nhớ đừng ăn nhiều quá hay ngủ nhiều quá; như thế sẽ làm cho tâm nhẹ hơn và nhạy bén hơn vào buổi sáng kế tiếp. Dần dần, tâm sẽ trở nên càng lúc càng an bình; sự tỉnh thức và trí nhớ sẽ trở thành rõ ràng hơn.
(Dịch từ nguyên tác Anh ngữ “Tibetan Meditation Instructions,” một bản văn cô đọng về Thiền Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 viết cho ấn bản điện tử của Tricycle, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Nơi đây, ngài nói về pháp thiền này là hãy để tâm vào trạng thái tự nhiên, và hãy quán sát tâm này – mà tâm là một thực thể, theo ngài, có tánh sáng và tánh biết, nơi đó bất kỳ những pháp gì, hiện tượng gì, sự kiện gì trong thế giới xuất hiện với chúng ta cũng đều qua nhận biết của thức. Khi ngồi, tóm gọn, chỉ để tâm thả lỏng tự nhiên và nhìn vào tâm này, dần dần sẽ thấy bản tánh của tâm, Cư sĩ Nguyên Giác dịch, tựa bài do tạp chí VHPG đặt).