Học sinh lớp 12 năm học 2024-2025 sẽ là lứa đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới (chương trình 2018). Học sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Học sinh lớp 12 năm học 2024-2025 sẽ là lứa đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới (chương trình 2018). Học sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 dự kiến 4 môn. Trong đó, 2 môn Toán và Ngữ văn bắt buộc và 2 môn học sinh lựa chọn trong các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
Như vậy, số môn thi và việc học sinh biết trước môn thi hoàn toàn giống với thi THPT cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, việc thi 4 môn năm 2025 có nhiều điểm mới (có 36 cách lựa chọn các môn thi, thay vì 4 tổ hợp như trước đây), và yêu cầu cần đạt là phẩm chất, năng lực chứ không phải kiến thức, kỹ năng như trước. Vì vậy, cần thay đổi đồng bộ về giáo dục hướng nghiệp, quan điểm dạy và học, tuyển sinh đại học ở tầm cao mới.
Trước hết, Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực. Giáo dục phổ thông chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiêp (cấp THPT). Ở cấp THPT, học sinh được phân hóa theo năng khiếu, định hướng nghề nghiệp bằng hình thức tự chọn với nhiều tổ hợp.
Ngoài 8 môn/hoạt động giáo dục bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp), học sinh được chọn thêm 4 môn trong số các môn (Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Điều này, đòi hỏi các em phải biết khả năng, năng lực, năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai để chọn các môn học và thi tốt nghiệp phù hợp nhất. Vì vậy, công tác giáo dục trải nghiệm - hướng nghiệp, tư vấn tâm lý cho học sinh ở cấp THCS, THPT ngày càng quan trọng. Bao gồm hướng học, hướng nghiệp và giải quyết các vấn đề khó khăn của mỗi học sinh.
Trong đó, hướng giúp người học hình thành xây dựng phương pháp học tập và chọn các môn học ở cấp THCS và THPT phù hợp nhất. Hướng nghiệp giúp người học có khả năng đánh giá bản thân để chọn ngành, nghề phù hợp sau này. Như vậy, dạy và học ở nhà trường ngày càng cá nhân hóa.
Thứ hai, cần khẳng định vai trò các môn học góp phần vào sự thành công của học sinh là như nhau, không có môn chính, phụ. Một số môn công cụ như Toán, Văn, Ngoại ngữ hay Lịch sử có vai trò lớn trong giáo dục lòng yêu nước, là những môn học bắt buộc.
Tuy nhiên, thành công của nhiều học sinh khi ra đời có thể ở các môn học khác chứ không chỉ là môn học bắt buộc. Nhà trường cần chú trọng dạy và học các môn, không coi trọng môn này, nhẹ môn kia.
Thứ ba, tuyển sinh đại học từ năm 2025 phải thay đổi so với hiện nay. Một mặt, tăng cường thi đánh giá năng lực, mặt khác xây dựng các tổ hợp mới có các môn như Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; hoặc tuyển sinh theo học bạ cần đánh giá toàn diện, ít nhất là kết quả của 4 hoặc 5 học kỳ THPT. Các tổ hợp môn có Ngoại ngữ hay Lịch sử cần tăng chỉ tiêu, ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế…
Thứ tư, đổi mới giảng dạy, kiểm tra, đánh giá các môn học, quan điểm về học. Học không phải để đối phó thầy, cô hay thi (thi gì học nấy), mà học để phát triển phẩm chất năng lực, làm người, cạnh tranh việc làm với trí tuệ nhân tạo.
Môn Ngoại ngữ có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế, để nước ta tham gia hiệu quả hơn chuỗi giá trị toàn cầu, nên chú trọng phát triển cho học sinh cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, theo chuẩn kỹ năng 6 bậc của Việt Nam.
Chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn của Việt Nam cũng cần được ưu tiên trong tuyển sinh đại học như chứng chỉ quốc tế, để việc dạy học ngoại ngữ ở trường phổ thông có thể cạnh tranh với các trung tâm dạy chứng chỉ quốc tế. Đổi mới mạnh mẽ dạy và học môn Lịch sử, không chủ quan là môn học bắt buộc nên dạy thế nào học sinh cũng học.
Thực tế có gần 40% thí sinh dự thi tốt nghiệp với mục đích xét tốt nghiệp, do đó, các môn như Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học… cần thiết cho những học sinh tham gia học nghề hay trực tiếp lao động sau THPT.
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu, công bố Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận xã hội.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27/6/2025.
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Tô Hiệu, thành phố Sơn La. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.
Theo đó, các trường tựu trường sớm nhất trước một tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước hai tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Lễ khai giảng diễn ra vào ngày 5/9/2024.
Các trường kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18/1/ 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
Việc tuyển sinh đầu cấp hoàn thành trước ngày 31/7/2025.
Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27/6/2025.
Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các địa phương xây dựng kế hoạch thời gian năm học theo nguyên tắc kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần); phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh. Đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, địa phương báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
Trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai, giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí học bù, bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học./.