Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2025

Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực – Đại học quốc gia Hà Nội (ĐGNL ĐHQGHN) hiện nay là một trong những kỳ thi nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn học sinh trên cả nước với tổng lượt đăng ký thi năm 2024 là hơn 100.000 thí sinh. Năm 2025 tới đây cấu trúc đề thi sẽ được thay đổi phù hợp với CT GDPT mới và sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, cùng HOCMAI tổng hợp lại các thông tin mới nhất về kỳ thi này qua bài viết dưới đây:

Kỳ thi đánh giá năng lực – Đại học quốc gia Hà Nội (ĐGNL ĐHQGHN) hiện nay là một trong những kỳ thi nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn học sinh trên cả nước với tổng lượt đăng ký thi năm 2024 là hơn 100.000 thí sinh. Năm 2025 tới đây cấu trúc đề thi sẽ được thay đổi phù hợp với CT GDPT mới và sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, cùng HOCMAI tổng hợp lại các thông tin mới nhất về kỳ thi này qua bài viết dưới đây:

Những trường đại học nào sử dụng kết quả cho kỳ thi này?

Một góc trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong năm 2024, những trường Đại học sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực HSA Đại học Quốc gia Hà Nội lấy để xét tuyển gồm:

Học sinh có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… kết nối internet để đăng ký dự thi tại cổng thông tin khảo thí của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN ( https://khaothi.vnu.edu.vn/ hoặc https://hsa.edu.vn). Các thông tin cần để đăng ký gồm căn cước công dân, địa chỉ hòm thư điện tử (email), số điện thoại liên hệ, điểm học tập năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12. Lệ phí đăng ký dự thi và thi nộp trực tuyến… Chọn ngày thi phù hợp với lịch trình của bạn tại https://khaothi.vnu.edu.vn. hoặc https://hsa.edu.vn

Sau khi hoàn tất các bước đăng ký dự thi và nhận được email thông báo từ Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, hãy bắt tay làm đề thi tham khảo, ôn tập kiến thức còn thiếu. Trước ngày thi, kiểm lại thông tin đăng ký dự thi: địa điểm thi, ca thi, giờ thi trên tài khoản cá nhân tại http://khaothi.vnu.edu.vn hoặc hòm thư điện tử.

Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG HN sẽ được HOCMAI cập nhật nhanh & chính xác nhất

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà nội là gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement – HSA. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường.

Với nội dung bao hàm nhiều nhóm kiến thức, đề thi giúp hạn chế tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh và đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện nhất. Từ năm 2025, kỳ thi dự kiến sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, xây dựng thêm bài thi ĐGNL tuyển sinh vào các ngành Khoa học sức khoẻ.

Thí sinh sẽ thi như thế nào?

Các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực sẽ làm bài thi trên MÁY TÍNH.

Cấu trúc đề thi chi tiết bao gồm:

Phần 1- Định lượng: Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút)

Gồm  50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2- Định tính: Ngôn ngữ – Văn học (50 câu hỏi, 60 phút)

Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 – Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút) hoặc Ngoại ngữ

Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực (i) Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành vật lý…); (ii) Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carbonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành hóa học…); (iii) Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành sinh học….); (iv) Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…); (v) Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế – xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…). Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.

Đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 năm 2024, cùng theo dõi HOCMAI để cập nhật thông tin nhanh nhất về kỳ thi này nhé.

Để ôn luyện bám sát cấu trúc đề thi ĐGNL mới nhất, 2K7 tham khảo ngay phương pháp tại đây nhé: https://hocmai.link/UjolGm

Định hướng ôn thi ĐGNL hiệu quả:

7.1. Xây dựng lộ trình học tập hiệu quả:

7.2. Giải pháp PAT HSA luyện thi Đánh giá năng lực ĐHQGHN giúp 2007 tự tin chinh phục kỳ thi

Nhằm giúp học sinh luyện thi Đánh giá năng lực bài bản và hiệu quả, Hệ thống Giáo dục HOCMAI phát triển chương trình Luyện thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội. Tại đây, học sinh được trang bị kiến thức, phương pháp kĩ năng cần thiết thông qua hai hình thức:

Đến với khóa PAT HSA: Học sinh được hướng dẫn làm bài, nhận diện được từng dạng câu hỏi và hướng tư duy, xử lý cụ thể. Học sinh được cung cấp những phương pháp làm bài hiệu quả bằng nhiều cách như: Loại trừ phương án nhiễu; Giải nhanh… giúp các em làm quen, lựa chọn phương pháp phù hợp và rèn luyện được kỹ năng làm bài. Thêm vào đó, thầy cô sẽ truyền đạt cho các em những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi làm bài, tổng quát hóa dạng bài và nêu phương pháp giải cho từng dạng.

Bên cạnh việc được trang bị các kỹ năng, phương pháp làm bài từ video bài giảng, học sinh còn được trải nghiệm cảm giác phòng thi thật với hệ thống 20 – 30 đề thi tiêu chuẩn, trong đó có khoảng 10-15 đề thi giáo viên trực tiếp hướng dẫn, 10-15 đề thi học sinh tự luyện tập sau khi ôn luyện với giáo viên, giúp các em hoàn thiện kỹ năng, phản xạ giải quyết câu hỏi trắc nghiệm nhanh, tốc độ cao, đảm bảo xử lý được bài thi trong tổng thời gian tiêu chuẩn.

Những con số biết nói tại khóa học PAT HSA:

Bùi An Huy HSA 2023 (thủ khoa) 133/150 điểm

Nguyễn Thị Khánh Linh HSA 2024 120/150 điểm

Bí quyết đạt 100+ kỳ thi ĐGNL cùng thủ khoa đã có tại đây: https://hocmai.link/UjolGm

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực – ĐHQG HN. Bên cạnh những thông tin trên, HOCMAI sẽ tiếp tục cập nhật và gửi đến PH-HS những thông tin chuyên sâu hơn liên quan đến các mốc thời gian, cấu trúc đề thi và bí quyết đạt điểm cao. Bất kỳ thắc mắc nào về kỳ thi có thể liên hệ với HOCMAI.vn THPT để được giải đáp miễn phí.

Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) vẫn gồm 3 phần nhưng một phần cho thí sinh lựa chọn 3 trong 5 môn học.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30/5 cho biết bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.

Cấu trúc bài thi HSA năm 2025. Ảnh: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội

Cụ thể, phần Toán học và Xử lý số liệu là bắt buộc. Thí sinh làm 50 câu hỏi trong 75 phút. Trong đó, 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần bắt buộc thứ hai là Ngôn ngữ - Văn học với 50 câu trắc nghiệm, làm trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,...

Ngữ liệu được lựa chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Cuối cùng là phần tự chọn. Thí sinh làm bài Khoa học, gồm 50 câu trắc nghiệm và điền đáp án, trong 60 phút. Khác với hiện tại, thí sinh được chọn 3 trong 5 lĩnh vực ở phần này, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

Nội dung kiến thức các lĩnh vực như sau:

Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng phần lựa chọn về Ngoại ngữ để thay thế phần Khoa học, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt. Phần này được trường công bố sau.

Mỗi chủ đề thi còn xuất hiện câu hỏi chùm. Trong một ngữ cảnh kèm dữ liệu, đề thi sẽ có 1-3 câu hỏi để đánh giá năng lực của thí sinh, như khả năng nhận định, phân tích, đưa ra phương án giải quyết vấn đề.

Dự kiến trong tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố đề thi tham khảo của bài thi HSA 2025.

Thí sinh dự thi HSA đợt tháng 3. Ảnh: VNU

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai kỳ thi riêng lớn nhất cả nước. Khoảng 90 trường đại học sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển đầu vào.

Theo đó, cấu trúc bài thi được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, có thêm bài thi Ngoại ngữ.

Cấu trúc bài thi có 3 phần: Phần 1 gồm Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2 gồm Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 gồm Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Về hình thức, bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, ở phần thi thứ 3, thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).

Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể là chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.

Phần 1 (bắt buộc): Toán học và Xử lý số liệu, được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học, đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2 (bắt buộc): Ngôn ngữ - Văn học, được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 (tự chọn): Khoa học, được thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực sau:

Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành…).

Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carnonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành…).

Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành….).

Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…).

Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng, chống, phát triển làng nghề…).