MBA Bằng Hình – Jason Barron , MBA
MBA Bằng Hình – Jason Barron , MBA
- ABB Type Designation: 38x34x22
- Catalog Description: Teach Pendant
Parts & Services » Robotics » Controllers » IRC5 » IRC5 Single
Parts & Services » Robotics » Controllers » IRC5 » IRC5C Compact Controller » IRC5C Compact Controller
+ Where Used (as a spare part for "Products")
Technical Information: Require Software RW5.07.02 or higher.
For reuse of GTPU2 holder please order
For new holder order 3HAC033498-001+3HAC025352-001
Replaced Product ID (OLD): 3HAC023195-001
- Country of Origin: China (CN)
- Invoice Description: Teach Pendant
- Minimum Order Quantity: 1 piece
- Selling Unit of Measure: piece
Customs Tariff Number: 85389099
WEEE Category: Product Not in WEEE Scope
- ABB Type Designation: 38x34x22
Tài liệu kỹ thuật ABB DSQC 679 | 3HAC028357-001
Thêm bài hát vào playlist thành công
TỔNG QUANViệt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông, Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắcViệt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc.Khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng:
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông.
Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11).Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.
Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.
Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt NamLễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa.Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v.Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội.Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.
VIỆT NAM HÔM NAYViệt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam.Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.
NHỮNG AI CHƯA ĐẾN VIỆT NAM HẲN SẼ BẤT NGỜ VÌ NHỮNG CẢNH THIÊN NHIÊN ĐA DẠNG GÓI GỌN TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC. DU LỊCH VIỆT NAM LÀ THA HỒ CHỌN LỰA GIỮA VÔ VÀN CẢNH ĐẸP NƠI ĐÂY.
Miền Bắc Việt Nam là một vùng núi non xen lẫn thung lũng mênh mông. Các tỉnh thành phía Bắc nổi tiếng nhờ những thửa ruộng bậc thang xanh mướt màu lúa non, ngả sang vàng óng vào mùa gặt. Tại miền Trung, những con sông, đầm nước duy trì cuộc sống yên bình và những bãi cát trắng trải theo đường bờ biển. Dòng sông Mê Kông trôi qua các tỉnh miền Nam tạo thành một vùng đồng bằng màu mỡ, nuôi dưỡng các khu rừng đước và cù lao hai bên bờ.
Ở Việt Nam, những bãi biển luôn gần bên bạn. Du khách yêu biển xanh và cát trắng tha hồ lựa chọn giữa các điểm đến trải dài trên đường bờ biển. Các hòn đảo của Nha Trang hay Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng làn nước xanh như ngọc, cát mềm mịn, và những rạn san hô rực rỡ. Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ một chuyến bay ngắn, những chú rùa đẻ trứng trên bãi cát hoang sơ của Côn Đảo.
Trong rất nhiều điểm đến ấn tượng của Việt Nam, nổi bật hơn cả là các kỳ quan đẳng cấp thế giới. Vịnh Hạ Long, chỉ hai giờ đi đường từ Hà Nội, được ghép lại bởi vô số núi đá vôi mọc lên từ mặt nước tĩnh lặng. Sapa cũng là một điểm đến không thể bỏ qua, nơi những dãy núi hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp dẫn du khách đi từ tuyệt tác này đến tuyệt tác khác của thiên nhiên.
VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ SỰ KẾ THỪA TỪ QUÁ KHỨ HÀNG NGHÌN NĂM. XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ, NGƯỜI VIỆT LUÔN TỰ HÀO VỀ MỘT MỐI LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI PHONG TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG.
DI SẢN THẾ GIỚITám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
VĂN HÓA HÈ PHỐNhững con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.
CÁC BẢN SẮC DÂN TỘCViệt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
LINH HỒN CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM NẰM Ở NGUYÊN LIỆU TƯƠI NGON. KHÁM PHÁ CÁC MÓN ĂN TUYỆT VỜI TRÊN KHẮP ĐẤT NƯỚC NÀY LÀ MỘT HÀNH TRÌNH KHÔNG BAO GIỜ CÓ HỒI KẾT.
MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐNhững “nhà hàng” chất lượng nhất Việt Nam nằm ngay trên vỉa hè. Đi theo hương khói nướng trên các con phố Hà Nội để đến với một hàng bún chả tuyệt ngon, hoặc đón gói xôi dẻo thơm từ chiếc thúng mây ủ chăn ấm. Không gì đậm chất Việt Nam hơn ổ bánh mì giòn tan cho bữa sáng, hay xì xụp bát phở vào những ngày đông. Chúc ngon miệng!
ẨM THỰC VÙNG MIỀNĐặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.
VĂN HÓA CÀ PHÊMùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Tính đến tháng 4 năm 2024, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp nguồn tài chính lên tới 25,792 tỷ USD bao gồm viện trợ không hoàn lại, vốn tín dụng, và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam thông qua 219 dự án kể từ năm 1993. Danh mục hiện nay của Việt Nam gồm 13 dự án IDA/IBRD đang triển khai, với tổng mức cam kết ròng lên đến 2,79 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam còn thực hiện một danh sách nhiều các hoạt động hỗ trợ phân tích và tư vấn (ASA) đa dạng, với 18 nghiên cứu hiện đang được triển khai, huy động hỗ trợ từ các đối tác và các quỹ tín thác của các đối tác phát triển.
Kể từ khi ca lây nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Việt Nam vào đầu năm 2020, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã đồng hành cùng Việt Nam xây dựng chiến lược ứng phó quốc gia từ quản lý khủng hoảng y tế đến thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững. Khoản tài trợ từ Quỹ Tài trợ Khẩn cấp Đại dịch đã giúp tăng cường năng lực xét nghiệm cho 84 phòng thí nghiệm trên toàn quốc, cắt giảm thời gian từ lúc lấy mẫu xét nghiệm đến khi công bố kết quả từ 24-48 giờ xuống còn 4-6 giờ. Dựa trên kinh nghiệm ở nhiều quốc gia, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra các chuyên đề tư vấn chính sách đa ngành từ chiến lược bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương khỏi tác động tiêu cực của COVID-19 đến thúc đẩy phục hồi trên diện rộng. Trong đại dịch COVID-19, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện bảy khảo sát tần suất cao theo dõi tình hình hộ gia đình và doanh nghiệp.
Dự án Hiệu quả Lưới điện Truyền tải giúp nâng cao hiệu quả dịch vụ truyền tải điện tại bốn trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Dự án đã tài trợ cho những cải tiến cơ sở hạ tầng quan trọng, giúp tăng công suất truyền tải thêm 15%. Ngoài ra, dự án góp phần giảm chi phí vận hành và bảo trì trung bình trên mỗi megawatt giờ truyền tải 20%. Độ tin cậy của hệ thống cũng được cải thiện đáng kể, với thời gian xảy ra sự cố trung bình giảm từ 76,2 phút năm 2013 xuống 15,4 phút vào năm 2021. Ngoài những lợi ích trước mắt này, dự án còn mở đường cho một tương lai bền vững hơn. Dự án tạo điều kiện cho việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo trên quy mô lớn hơn, qua đó giúp giảm phát thải khoảng 95.000 tấn khí nhà kính mỗi năm. Ngoài ra, hợp phần lưới điện thông minh của dự án đã đặt nền móng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành điện.
Dự án Phát triển Năng lượng Tái tạo ở Việt Nam hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn, góp phần tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo lên gần 10% trong tổng công suất phát điện của Việt Nam. Dự án đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu để xây dựng năng lực và chính sách khuyến khích cần thiết cho tất cả các bên liên quan, tạo tiền đề cho phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn. Ngoài ra, 19 công trình thủy điện nhỏ đã được xây dựng với tổng công suất 320 MW, hàng năm cung cấp lượng điện lên đến 1.260GWh. Tất cả các công trình này đều tuân thủ thông lệ toàn cầu tốt nhất về xã hội và môi trường trên, đặt ra những chuẩn mực mới tại Việt Nam.
Môi trường và các nguồn Tài nguyên thiên nhiên
Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, khởi động từ năm 2016, đã hỗ trợ hơn một triệu nông dân trong vùng chuyển đổi sinh kế thích ứng với khí hậu và tiết kiệm tài nguyên hơn. Dự án đã tận dụng mạng lưới các nhà khoa học rộng khắp cùng với nông dân phát triển các mô hình sản xuất có thể giúp giải quyết những thách thức về sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đặc thù từng vùng, đồng thời nhân rộng các mô hình này. Dự án cũng hỗ trợ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng thuận lợi đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã luật hóa việc thành lập thị trường carbon có hiệu lực từ tháng 1 năm 2022. Chương trình Quan hệ đối tác Xây dựng Thị trường Carbon (2016 – 2021) góp phần đặt nền tảng pháp lý và xây dựng năng lực cho Chính phủ Việt Nam để có thể sử dụng công cụ thị trường này. Chương trình cũng hỗ trợ chính phủ trong việc đánh giá các lỗ hổng về thể chế, chính sách và kỹ thuật định giá carbon đồng thời xây dựng quy trình định giá carbon bao gồm các bước thu thập dữ liệu, đo lường, báo cáo, xác minh và ghi nhận.
Dựa trên thành công của chương trình tiền nhiệm, Dự án Tăng cường Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn Dựa trên Kết quả đã mở rộng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh cho gần 7 triệu người tại 21 tỉnh nghèo nhất Việt Nam (2016-2023). Hơn 144.000 hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn nước sạch thông qua 285.000 đường nối nước mới hoặc được cải tạo. Hơn 69.000 hộ gia đình đã xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cải tiến với sự hỗ trợ tài chính của chương trình trong khi hơn 700 xã đạt được vệ sinh toàn xã. Các nỗ lực thúc đẩy vệ sinh ở gần 450 xã đảm bảo trường học và trạm y tế địa phương duy trì các điều kiện vệ sinh đạt chuẩn.
Dự án Cải thiện Nông nghiệp Có tưới Việt Nam, kết thúc vào năm 2021, đã góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi ở sáu tỉnh ở miền Trung và miền núi phía Bắc. Dự án đã hỗ trợ tổng diện tích gần 95.000 ha, giúp gần 252.000 hộ nông dân áp dụng các hình thức nông nghiệp dựa trên khí hậu. Những cách làm này đã giúp nông dân giảm đầu vào sản xuất, tiết kiệm nước và tăng sản lượng trên một ha lên gần sáu lần mỗi vụ. Ước tính các biện pháp canh tác do dự án hỗ trợ đã giúp giảm 4,3–4,4 tấn CO2 mỗi ha mỗi năm. Nhiều bài học kinh nghiệm từ dự án hiện đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhân rộng.
Dự án Sửa chữa và Nâng cao An toàn Đập khởi động từ năm 2016 hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn đập quốc gia của Chính phủ. Dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước và ngăn ngừa tình trạng vỡ đập ở các khu vực hạ lưu. Tính đến nay dự án đã cải thiện tình trạng của 438 đập đa mục tiêu trong tổng số 477 đập được dự án hỗ trợ, bảo vệ khoảng 4,3 triệu người ở các cộng đồng hạ lưu. Công tác quản lý an toàn đập đã được hiện đại hóa với việc sử dụng công nghệ gắn thẻ địa lý và các hướng dẫn, thủ tục theo hướng kiểm tra và báo cáo an toàn đập.
Phát triển đô thị và quản lý rủi ro thiên tai
Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị giúp bảo vệ 420.000 cư dân trong khu vực lõi đô thị Cần Thơ khỏi nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng, ước tính gây thiệt hại kinh tế gần 200 triệu USD mỗi năm. Khởi động vào tháng 3 năm 2016, dự án xây dựng 14,2 km chắn lũ, nâng cấp 11,6 km kênh mương và xây dựng 12 km cống thoát nước. Dự án cũng xây dựng đường và cầu mới dài 10,4 km, kết nối các khu đô thị với các khu vực an toàn hơn. Với sự đồng tài trợ từ SECO, dự án cũng triển khai các chiến lược mới ứng dụng kĩ thuật số vào quản lý cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả phát triển đô thị và kế hoạch đầu tư. Các chiến lược này bao gồm Hệ thống thông tin quản lý rủi ro lũ lụt, Mạng lưới an toàn ứng phó thiên tai và Nền tảng quy hoạch không gian. Bằng cách kết hợp công nghệ với các phương pháp tiếp cận truyền thống, dự án thiết lập hệ thống phòng thủ vững chắc chống lũ lụt, thúc đẩy một mô hình phát triển đô thị bền vững và tăng cường khả năng chống chịu tại Việt Nam. Là thành phố lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của khu vực.
Dự án Phục hồi Khẩn cấp sau Thiên tai đã hỗ trợ bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai phục hồi cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực của chính phủ để ứng phó với các rủi ro thiên tai trong tương lai. Dự án đã cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng về giao thông, phòng chống ngập lụt, thủy lợi và thoát nước cho gần 1,3 triệu người. Dự án cũng giải quyết những lỗ hổng về thể chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và xây dựng các kế hoạch quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp ở các lưu vực sông chính.
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam giúp nâng cao thu nhập của nông dân, giảm chi phí và tạo ra một tương lai xanh hơn thông qua cắt giảm phát thải khí nhà kính. Trong bẩy năm kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 2015, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng các phương pháp canh tác bền vững trên diện tích 182.000 ha, giúp cắt giảm 50% chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận lên 30% và giảm 1,5 triệu tấn khí thải CO2 tương đương mỗi năm. Lấy cảm hứng từ thành công của dự án, chính phủ Việt Nam, với sự đồng hành của Ngân hàng Thế giới, đã cam kết mở rộng diện tích áp dụng các phương pháp canh tác giảm phát thải lên 1 triệu ha nhằm giảm 10 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030.
Chương trình Nâng cao Năng lực Giáo viên mới hoàn thành đã cải thiện chất lượng dạy và học thông qua triển khai các khóa đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn qua hình thức trực tuyến cho hơn 530.000 giáo viên và hiệu trưởng các trường phổ thông. Đồng thời, Dự án Nâng cao Chất lượng Giáo dục Học sinh Khiếm thính đã hỗ trợ xây dựng tài liệu Việt ngữ ký hiệu cho giáo dục tiểu học, góp phần cải thiện đáng kể số lượng đăng ký và kết quả học tập của học sinh khiếm thính.
Ngân hàng Thế giới cũng tư vấn chiến lược cho Việt Nam để chuẩn bị lực lượng lao động cho các công việc trong tương lai, thông qua các chương trình đầu tư lớn cho các trường đại học và thông qua các hoạt động tư vấn và phân tích về phát triển kỹ năng cho Việt Nam. Cụ thể, Dự án Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học đã giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và quản lý tại hai trường đại học hàng đầu: Đại học Nông nghiệp và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tính đến ngày 11 tháng 11, gần nửa triệu sinh viên từ hai trường đại học này và Đại học Kinh tế Quốc dân đã được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án thông qua cải thiện trải nghiệm học tập, đồng thời 18 chương trình đào tạo đã được cấp chứng nhận quốc tế.
Ngân hàng Thế giới đồng hành cùng các nỗ lực của Việt Nam đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, với chi phí hợp lý. Tại các tỉnh miền Bắc, 13,7 triệu người dân - nhiều người trong số họ đến từ các vùng sâu vùng xa - được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế khu vực Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng đã nâng cao năng lực điều trị cho 74 bệnh viện công lập tuyến huyện và tỉnh thông qua việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và đào tạo nâng cao tay nghề cho các y, bác sĩ. Các can thiệp chính về tim mạch, sản/phụ khoa, nhi khoa, ung thư và chấn thương hiện đã có sẵn tại các bệnh viện này, giúp bệnh nhân không cần phải đi tới các bệnh viện xa nhà. Ngân hàng Thế giới cũng đang hỗ trợ chính phủ trong việc cải thiện tài chính y tế, từ đó đạt được hiệu quả và bền vững về mặt tài chính.
Dự án Đầu tư Xây dựng Cầu Dân sinh và Quản lý Tài sản Đường Địa phương đã thay đổi vùng nông thôn Việt Nam, cải thiện cuộc sống của hơn 11 triệu người trên 51 tỉnh thành. Những con đường khôi phục, cải tạo và những cây cầu dân sinh được xây mới đã mang các dịch vụ thiết yếu đến gần hơn với các cộng đồng ở vùng sâu vùng xa. Người dân tại hơn 1.800 xã hiện được hưởng lợi từ việc giảm chi phí đi lại và cải thiện khả năng tiếp cận trường học, bệnh viện và chợ. Dự án này cũng đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược quản lý tài sản giao thông vận tải của Việt Nam. Không chỉ tập trung vào xây dựng mới, chương trình đã giúp các nhà quản lý thấy được sự quan trọng của việc bảo trì định kỳ. Gần 51.000 km đường giao thông nông thôn được bảo trì thường xuyên, bảo vệ tốt hơn trước nguy cơ xuống cấp và thiên tai.
Dự án Phát triển Giao thông Vận tải Đồng bằng Bắc Bộ đã nâng cấp các hành lang đường thủy, xây dựng luồng tiếp cận đường thủy-hàng hải, xây dựng âu thuyền, cải tạo bến cảng và bến phà chở khách. Dự án đã giúp giảm chi phí hậu cần, thời gian vận chuyển, tăng độ an toàn và giảm lượng khí thải so với vận tải đường bộ. Dự án đã rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa trên các hành lang trọng điểm tới 36 giờ, giảm thời gian chờ đợi tại luồng vào cửa Lạch Giang 20 giờ, và giảm ô nhiễm tại các cảng tới 36%. Ngoài ra, hơn 35.000 người, phần lớn là phụ nữ, được hưởng lợi từ các công trình này, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, nơi đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận việc làm, giáo dục và các dịch vụ xã hội. Dự án góp phần tăng cường an toàn giao thông và đạt được các mục tiêu về giao thông và khí hậu của chính phủ.
Việt Nam đã có những bước tiến lớn về giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống cho hàng triệu người. Ngân hàng Thế giới đã song hành với Việt Nam trên những chặng đường cuối cùng về xóa nghèo. Tính đến năm 2022, tỉ lệ nghèo chỉ còn 4,2% tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017).
Lần cập nhật gần nhất: 3 Tháng 5 Năm 2024