Bằng Toeic Giả Bị Phát Hiện

Bằng Toeic Giả Bị Phát Hiện

Hàng năm, có đến hàng ngàn sinh viên, vì quá mong muốn săn được học bổng để giảm bớt gánh nặng tài chính du học, đã rơi vào bẫy của những học bổng giả.

Hàng năm, có đến hàng ngàn sinh viên, vì quá mong muốn săn được học bổng để giảm bớt gánh nặng tài chính du học, đã rơi vào bẫy của những học bổng giả.

I. Thực trạng sử dụng bằng cấp giả hiện nay tại Việt Nam

Tình trạng mua bán bằng đại học giả, chứng chỉ giả đã diễn ra công khai rất nhiều năm qua. Không ít đối tượng đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… trót lọt, qua mắt được các cơ quan, tổ chức, nhà tuyển dụng.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến như hiện nay trước hết là xuất phát từ nhu cầu của người mua bằng, họ mong muốn có được một tấm bằng tốt để nộp hồ sơ xin việc, bất chấp việc hành vi đó là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, hành vi mua bán bằng giả còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan: xã hội coi trọng bằng cấp, việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả chưa kiên quyết…

IV. Bán bằng giả bị xử phạt bao nhiêu? Có bị đi tù không?

Trước đây, hành vi làm văn bằng chứng chỉ giả có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/03/2021 thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này đã bãi bỏ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ.

Theo đó, nếu thực hiện các hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, người thực hiện hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm, người làm văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

II. Nhận diện bằng cấp giả như thế nào?

Việc nhận diện bằng cấp giả - cụ thể là bằng tốt nghiệp, bằng đại học có thể tham khảo theo các phương án sau:

Xác minh trực tiếp tại trường

Thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học thì trường sẽ có trách nhiệm lưu lại tên cũng như hồ sơ gốc của sinh viên. Vì vậy có thể xác minh bằng tốt nghiệp trực tiếp tại trường, tuy nhiên phương án này mất khá nhiều thời gian so với việc tra cứu trên website của trường.

Vì vậy, trong trường hợp cần xác minh nếu không có hồ sơ gốc tại trường có thể xác định đó là bằng giả. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng đối với cơ quan nhà nước hoặc những đối tượng có chức quyền bị nghi ngờ, còn những trường hợp khác thì rất ít vì thủ tục khá rườm rà.

Mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng thì có sao không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Hành vi mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng vẫn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vấn đề sử dụng bằng tốt nghiệp giả NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

(PLO)- Điều kiện tuyển sinh đại học là phải có bằng cấp 3 (bằng tốt nghiệp THPT, chính quy hoặc bổ túc), nếu không có bằng hoặc sử dụng bằng giả thì xem như không đáp ứng điều kiện học đại học nên phải thu hồi bằng đại học...

Gần đây, dư luận thắc mắc trường hợp sử dụng bằng bổ túc cấp 3 giả, sau đó học tập lên, đạt những học vị cao hơn như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì sẽ ra sao? Nếu bằng tốt nghiệp cấp 3 (bằng bổ túc hoặc bằng chính quy tốt nghiệp THPT) là giả thì những bằng cấp của các bậc học cao hơn sẽ ra sao?

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Tiếng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Theo khoản 3 Điều 20 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18-3-2021 thì “Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ”. Vì vậy trong trường hợp người học sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả (bằng cấp 3 giả), tức là chưa tốt nghiệp trung học phổ thông để học đại học thì sẽ bị thu hồi bằng đại học đã cấp theo quy định trên.

Đối với trường hợp học thạc sĩ thì điểm a khoản 3 Điều 16 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30-8-2021 quy định: “Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ”.

Cạnh đó, trong trường hợp người học tiếp tục học tiến sĩ sẽ bị thu hồi theo điểm b khoản 5 Điều 21 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28-6-2021. Cụ thể, điều khoản này quy định “Nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp: hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo”.

Theo luật sư Tiếng, tóm lại nếu sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả (bằng cấp 3 giả) để học các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (dù ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ toàn bộ quá trình là học thật, thi thật, bằng thật) thì các bằng cấp này vẫn sẽ bị thu hồi. Bởi lẽ điều kiện tuyển sinh đại học là phải có bằng cấp bằng 3, không có bằng cấp 3 xem như không đáp ứng điều kiện học đại học nên phải thu hồi bằng đại học; tương tự, đã thu hồi bằng đại học thì phải thu hồi bằng thạc sĩ, tiến sĩ vì điều kiện học thạc sĩ, tiến sĩ là phải có bằng đại học.

"Tuy nhiên, ở bậc tiến sĩ dùng bằng thạc sĩ để tuyển sinh, bậc thạc sĩ dùng bằng đại học để tuyển sinh chứ không dùng bằng tốt nghiệp cấp 3. Nếu các cơ sở đào tạo không cùng đào tạo hệ đại học thì không có lỗi. Lỗi ở đây là nơi tuyển sinh và cấp bằng đại học vì thời điểm này hệ đại học dùng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh đầu vào phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ. Cơ sở đào tạo cấp sai nếu có lỗi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 04/2021. Người có hành vi "Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ" cũng có thể bị xử phạt 30-40 triệu đồng" - luật sư Tiếng phân tích.