Bảng Lương Giáo Viên Thcs Hạng 2 Năm 2024

Bảng Lương Giáo Viên Thcs Hạng 2 Năm 2024

Sau tăng lương cơ sở, LuatVietnam nhận được rất nhiều câu hỏi về bảng lương giáo viên năm 2024. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề xung quanh lương giáo viên năm 2024 của độc giả.

Sau tăng lương cơ sở, LuatVietnam nhận được rất nhiều câu hỏi về bảng lương giáo viên năm 2024. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề xung quanh lương giáo viên năm 2024 của độc giả.

Lương giáo viên là viên chức

Cuối tháng 6, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin, do phát sinh nhiều bất cập và nhận thấy cần phải thận trọng nghiên cứu từng bước nên việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương chưa đủ điều kiện thực hiện từ thời điểm 01/7/2024. Theo đó sẽ hoãn cải cách tiền lương và thực hiện tăng lương cơ sở từ thời điểm dự định diễn ra cải cách.

Theo đó, cũng giống công chức, giáo viên là viên chức trường công sẽ không được cải cách tiền lương và vẫn áp dụng cách tính lương theo công thức:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (cấp hai), trung học phổ thông (cấp ba).

Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ cở.

Theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định này thì:

“2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Như vậy, từ 01/7/2024, lương cơ sở sẽ là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng trước đó.

Lương giáo viên năm 2024 thay đổi thế nào? (Ảnh minh họa)

Dưới đây là chi tiết mức lương “cơ bản” của giáo viên (chưa bao gồm các khoản phụ cấp và trừ các khoản đóng bảo hiểm… khác):

Không giống giáo viên là viên chức tại các trường công lập (ký hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được tuyển dụng theo vị trí việc làm), giáo viên hợp đồng là người ký hợp đồng lao động với các trường học (bao gồm cả trường công và trường tư), hưởng lương theo thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 như sau:

Mức lương tối thiểu tháng trước 01/7/2024

Mức lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024

Do đó, lương giáo viên hợp đồng trong năm 2024 sẽ được tăng lương:

- Nếu thỏa thuận giữa giáo viên hợp đồng và các trường học có nội dung tăng lương trong năm 2024 cho giáo viên hợp đồng. Khi đó, trong năm 2024, giáo viên sẽ được tăng lương theo mức đã thỏa thuận.

- Nếu giáo viên hợp đồng và nhà trường thỏa thuận tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng thì giáo viên hợp đồng cũng sẽ được tăng lương dựa trên mức lương tối thiểu vùng.

Trên đây là bảng lương giáo viên năm 2024 khi hoãn cải cách tiền lương. Nếu còn vấn đề gì không rõ, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Lương giáo viên được dự kiến khoảng 4,9-15,87 triệu đồng một tháng từ 1/7, tùy bậc học, cao hơn mức cũ 1,13-3,67 triệu, chưa gồm phụ cấp.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25/6 cho biết tiền lương giáo viên vẫn gồm lương và các khoản phụ cấp như hiện hành.

Trong đó, lương cứng được tính theo mức lương cơ sở mới, dự kiến là 2,34 triệu đồng theo đề xuất của Chính phủ, thay vì 1,8 triệu.

Giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng một tháng, tùy bậc. Mức này cao hơn so với hiện tại khoảng 1,1-2,6 triệu đồng.

Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng, cao hơn hiện tại khoảng 3,7 triệu.

Mức lương của giáo viên trước và sau 1/7 (dự kiến) cụ thể như sau:

Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề... Tuy nhiên từ 1/7, các điều kiện chưa đủ thực hiện nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên như hiện tại.

Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP HCM, tháng 9/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.

Cả nước hiện thiếu hơn 100.000 giáo viên, khoảng một nửa ở bậc mầm non, nhưng khó khăn trong tuyển dụng. Một trong những lý do, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là tiền lương chưa tương xứng với công sức của nhà giáo.